Bệnh nhân nhiễm Covid-19 sẽ giảm tỷ lệ nhập viện và nguy cơ tử vong sau khi được tiêm vắc xin phòng Covid-19?

Xin chào anh/chị, em có thắc mắc sau: Hiện nay vẫn còn số lượng tương đối người dân không thực hiện tiêm mũi 3, mũi 4 vắc xin phòng Covid-19. Vậy Nhà nước ta sẽ thực hiện công tác truyền thông thế nào để vận động người dân tiêm vắc xin phòng Covid-19?

Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để không bỏ sót một ai trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống Covid-19?

Căn cứ vào Mục 1, Mục 2, Mục 3 Công văn 3465/BYT-TT-KT năm 2022 của Bộ Y tế hướng dẫn Ủy ban nhân dân các tỉnh tăng cường truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 với nội dung như sau:

“1. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để đảm bảo không bỏ sót đối tượng cần tiêm chủng, lồng ghép truyền thông vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch.
2. Thống nhất quan điểm truyền thông “Tiêm vắc xin phòng COVID-19 là tiêm vắc xin phòng chống dịch COVID-19”, để vận động người dân chủ động tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, đúng lịch.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phân công nhiệm vụ, huy động sự tham gia của tất cả các sở ban ngành, đoàn thể thực hiện công tác truyền thông vận động người dân từ 12 tuổi trở lên đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 mũi 3, người dân thuộc đối tượng có nguy cơ cao theo hướng dẫn của Bộ Y tế đi tiêm mũi 4 và đưa trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo khuyến cáo của ngành y tế.”

Theo dó, Ủy ban nhân dân các tỉnh cần phải triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để bảo đảm không một ai bị sót lại trong chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 sẽ giảm tỷ lệ nhập viện và giảm nguy cơ tử vong sau khi được tiêm vắc xin phòng Covid-19?

Bệnh nhân nhiễm Covid-19 sẽ giảm tỷ lệ nhập viện và giảm nguy cơ tử vong sau khi được tiêm vắc xin phòng Covid-19?

Tiêm vắc xin Covid-19 sẽ giảm nguy cơ nhập viện khi nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ tử vong khi mắc Covid-19?

Căn cứ vào tiểu mục 4.1 Mục 4 Công văn 3465/BYT-TT-KT năm 2022 của Bộ Y tế hướng dẫn về nội dung truyền thông trong công tác truyền thông vận động người dân tham gia tiêm vắc xin phòng Covid-19 như sau:

“4. Tăng cường công tác truyền thông vận động người dân tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19, cụ thể như sau:
4.1. Nội dung truyền thông:
- Thời gian qua, tình hình dịch bệnh vẫn trong tầm kiểm soát nhưng còn diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, xuất hiện biến chủng mới, vắc xin giảm khả năng miễn dịch theo thời gian. Vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng, chống dịch COVID-19. Vì vậy cần tiếp tục tiêm vắc xin các mũi 3, mũi 4 (mũi nhắc lại) và tiêm vắc xin cho trẻ em theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Truyền thông về hướng dẫn tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19: tiêm nhắc lại mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, tiêm mũi 4 cho người có nguy cơ cao và tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 3309/BYT-DP ngày 23/6/2022 về hướng dẫn tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Tải infographic truyền thông của công văn 3309/BYT-DP tại link: https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka61hM5tPwosAbYT12agZw?e=aXTNRG
- Truyền thông về hiệu quả của vắc xin phòng COVID-19 trong phòng, chống dịch: giảm tỷ lệ mắc COVID-19 phải nhập viện, giảm tỷ lệ mắc COVID-19 diễn biến nặng, giảm tử vong do COVID-19. Xin gửi kèm theo Thông tin báo chí tại buổi gặp mặt báo chí của Bộ Y tế cung cấp thông tin về tiêm vắc xin phòng COVID-19 ngày 27/6/2022 tại Phụ lục kèm theo.
- Các tài liệu truyền thông về vắc xin phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế biên soạn, xây dựng và cập nhật thường xuyên trên Kho dữ liệu điện tử truyền thông COVID-19. Tài liệu truyền thông về vắc xin phòng COVID-19 tại link: https://1drv.ms/u/s!Amm0pPafka615U3FFFQKtq3itPOV?e=wb8xvG
- Căn cứ nội dung, thông điệp, tài liệu truyền thông của Bộ Y tế, các tỉnh, thành phố lựa chọn nội dung, xây dựng các thông điệp phù hợp tình hình địa phương.”

Theo đó, nội dung trong công tác truyền thông vận động người dân tham gia tiêm vắc xin phòng Covid-19 được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên.

Trong đó, khi thực hiện công tác truyền thông thì cần phải đưa những nội dung về hiệu quả của vắc xin phòng Covid-19 như giảm tỷ lệ nhập viện khi tiêm vắc xin phòng Covid-19, bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã tiêm vắc xin thì sẽ giảm tỷ lệ tử vong…

Tăng cường thực hiện truyền thông tiêm vắc xin phòng Covid-19 trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Zalo, Tiktok?

Căn cứ theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Công văn 3465/BYT-TT-KT năm 2022 của Bộ Y tế đã có những hướng dẫn về hình thức thực hiện công tác truyền thông tiêm vắc xin phòng Covid-19 như sau:

“4. Tăng cường công tác truyền thông vận động người dân tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19, cụ thể như sau:
4.2. Hình thức truyền thông
- Căn cứ tình hình địa phương để đa dạng hóa các hình thức truyền thông phù hợp để triển khai mạnh mẽ công tác truyền thông về tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên địa bàn.
- Tăng cường truyền thông sâu rộng trên các phương tiện truyền thông của địa phương thông qua các bài viết, tin, ảnh, phóng sự, chương trình truyền hình, phát thanh, tọa đàm, giao lưu trực tuyến trên báo điện tử, trả lời của chuyên gia...; tiếp sóng, phát lại các tọa đàm, phóng sự, giao lưu chuyên gia do Trung ương tổ chức.
- Tăng cường truyền thông trên mạng xã hội (Facebook, Zalo, Youtube, TikTok,…), sử dụng các trang mạng xã hội của địa phương để truyền thông sâu rộng đến các nhóm đối tượng; truyền thông qua tin nhắn SMS trên điện thoại di động để vận động người dân tham gia tiêm chủng an toàn.
- Đẩy mạnh truyền thông vận động người dân biết, hiểu và thực hiện tiêm vắc xin COVID-19 để phòng chống dịch; chú trọng sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong tổ chức các chiến dịch truyền thông, các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng đến các nhóm đối tượng đích.”

Theo đó, các địa phương sẽ thực hiện công tác truyền thông tiêm vắc xin phòng Covid-19 theo những hình thức được hướng dẫn ở trên. Trong đó, cần tăng cường khai thác các nền tảng mạng xã hội “hot” hiện nay như Facebook, Tiktok và Zalo.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

44 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}