Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật đào tạo ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật đào tạo ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào? Câu hỏi của bạn T,Q ở Hà Nội

Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật đào tạo ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Tại Điều 3 Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH quy định về mục tiêu, nguyên tắc xây dựng và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật như sau:

- Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo ngoại ngữ cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được mục tiêu của chương trình đào tạo, được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 học viên, lớp học thực hành 18 học viên và thời gian đào tạo theo từng môn học cụ thể quy định tại Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH.

- Định mức kinh tế kỹ thuật ban hành tại Điều 1 Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH được sử dụng làm cơ sở để xây dựng và ban hành giá của dịch vụ đào tạo ngoại ngữ cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước.

- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH căn cứ vào yêu cầu, điều kiện thực tế để áp dụng toàn bộ hoặc từng phần định mức ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH.

Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật đào tạo ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Mục tiêu, nguyên tắc xây dựng và áp dụng định mức kinh tế kỹ thuật đào tạo ngoại ngữ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định như thế nào?

Quy định chung đối với định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng anh tại Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH như thế nào?

Tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BLĐTBXH về quy định chung đối với định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng anh như sau:

- Tên môn học: Tiếng Anh cơ bản

- Trình độ đào tạo: Dưới 3 tháng

- Thời gian đào tạo: 285 giờ (Lý thuyết: 86 giờ; thực hành: 186 giờ; kiểm tra: 13 giờ)

- Đối tượng đào tạo: Lao động trong độ tuổi theo quy định, có đủ sức khỏe

- Chứng chỉ cấp khi hoàn thành khóa đào tạo: Chứng nhận đào tạo

- Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng Anh cơ bản là lượng tiêu hao các yếu tố về lao động, thiết bị, vật tư và cơ sở vật chất để hoàn thành việc đào tạo cho 01 người học đạt được mục tiêu của chương trình đào tạo.

- Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo tiếng Anh cơ bản được tính toán trong điều kiện lớp học lý thuyết 35 sinh viên, lớp học thực hành 18 sinh viên, thời gian đào tạo là 285 giờ.

- Một số yếu tố chưa tính trong định mức gồm: Các thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ của lao động gián tiếp; định mức về điện chiếu sáng, nước sinh hoạt cho quá trình đào tạo; định mức nguyên, nhiên vật liệu cho bảo trì, bảo dưỡng thiết bị định kỳ; chi phí của bộ máy quản lý chung; lợi nhuận của đơn vị thực hiện đào tạo.

- Công việc lao động gián tiếp phải thực hiện bao gồm: Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển sinh; chuẩn bị tài liệu hướng dẫn học tập; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; tổ chức thi và tổng hợp kết quả; cấp chứng nhận đào tạo và quản lý hồ sơ đào tạo; thanh quyết toán kinh phí; lưu trữ hồ sơ.

Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đưa người lao động đi làm việc nước ngoài được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định Điều 18 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về chuẩn bị nguồn lao động như sau:

Chuẩn bị nguồn lao động
1. Doanh nghiệp dịch vụ chuẩn bị nguồn lao động trước khi đăng ký hợp đồng cung ứng lao động khi có yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động hoặc theo thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động và chỉ được thực hiện sau khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản chấp thuận.
2. Hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động bao gồm:
a) Văn bản về việc chuẩn bị nguồn lao động;
b) Bản sao văn bản đề nghị hoặc thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực; đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam thì gửi kèm tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài;
c) Phương án chuẩn bị nguồn lao động, trong đó nêu rõ số lượng người lao động, thời gian và phương thức chuẩn bị nguồn lao động;
d) Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động.
...

Như vậy, hồ sơ chuẩn bị nguồn lao động đưa người lao động đi làm việc nước ngoài được quy định như sau:

- Văn bản về việc chuẩn bị nguồn lao động,

- Bản sao văn bản đề nghị hoặc thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài tiếp nhận lao động kèm theo bản dịch tiếng Việt được chứng thực; đối với bên nước ngoài lần đầu hợp tác với doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam thì gửi kèm tài liệu chứng minh được cơ quan chức năng nước sở tại cho phép tuyển dụng lao động nước ngoài;

- Phương án chuẩn bị nguồn lao động, trong đó nêu rõ số lượng người lao động, thời gian và phương thức chuẩn bị nguồn lao động;

- Cam kết ưu tiên tuyển chọn người lao động đã tham gia hoạt động chuẩn bị nguồn lao động.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}