Ô tô vượt đèn đỏ do sự kiện bất khả kháng có được miễn xử phạt không? Ô tô vượt đèn đỏ thì bị xử phạt như thế nào?

tôi muốn hỏi Vượt đèn đỏ do sự kiện bất khả kháng có được miễn xử phạt không? - câu hỏi của chị Thanh đến từ Hòa Bình.

Vượt đèn đỏ do sự kiện bất khả kháng có được miễn xử phạt không?

Căn cứ Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 , người vi phạm lỗi vượt đèn đỏ sẽ không bị phạt trong một số trường hợp sau:

- Vượt đèn đỏ trong tình thế cấp thiết.

- Vượt đèn đỏ do phòng vệ chính đáng.

- Vượt đèn đỏ do sự kiện bất ngờ.

- Vượt đèn đỏ do sự kiện bất khả kháng.

- Người vi phạm không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Theo đó, vượt đèn đỏ do sự kiện bất khả kháng là một trong những trường hợp được miễn xử phạt.

Ô tô vượt đèn đỏ do sự kiện bất khả kháng có được miễn xử phạt không? Ô tô vượt đèn đỏ thì bị xử phạt như thế nào?

Ô tô vượt đèn đỏ do sự kiện bất khả kháng có được miễn xử phạt không? Ô tô vượt đèn đỏ thì bị xử phạt như thế nào?

Ô tô vượt đèn đỏ thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP một số cụm từ bị thay thế bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, một số quy định bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 36 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
c) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
d) Vượt xe trong những trường hợp không được vượt, vượt xe tại đoạn đường có biển báo hiệu có nội dung cấm vượt (đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái;
đ) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều) trừ hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này; điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
e) Tránh xe đi ngược chiều không đúng quy định, trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều quy định tại điểm g khoản 3 Điều này; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật;
g) Không tuân thủ các quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiển xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc;
i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

Căn cứ điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung:

Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này.

Như vậy, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.

Khi bị phạt vượt đèn đỏ, người tham gia giao thông có thể nộp phạt qua những cách nào?

- Tại trụ sở công an giao thông được ghi trong thông báo nộp phạt.

- Trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu phạt được ghi trong quyết định xử phạt.

- Chuyển khoản vào tài khoản Kho bạc nhà nước trong quyết định xử phạt.

- Nộp cho người có thẩm quyền xử phạt trong các trường hợp: Xử phạt hành chính không lập biên bản hành chính, tại vùng núi sâu xa, gần biên giới, đi lại khó khăn.

- Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Bưu điện).

Trên đây, là các cách nộp phạt dành cho người tham gia giao thông khi bị phạt nguội đèn đỏ.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}