Nội dung xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm những gì? Chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm những nội dung gì?

Tôi muốn hỏi nội dung xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương gồm những gì? - câu hỏi của anh Hoàng (Bình Định)

Chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 33/2022/TT-BCT như sau:

Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương
...
4. Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm: Nhóm chỉ tiêu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực Công Thương; Nhóm chỉ tiêu quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ và đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ. Mỗi chỉ tiêu gồm: Tên gọi, khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin theo quy định của Luật Thống kê.

Theo đó, nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm:

- Nhóm chỉ tiêu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực Công Thương;

- Nhóm chỉ tiêu quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ và đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Bộ.

Mỗi chỉ tiêu gồm: Tên gọi, khái niệm, phương pháp tính, phân tổ chủ yếu, kỳ công bố, nguồn số liệu, cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin theo quy định của Luật Thống kê.

Nội dung xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm những gì? Chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm những nội dung gì?

Nội dung xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm những gì? Chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm những nội dung gì?

Thế nào là hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 33/2022/TT-BCT quy định khái niệm hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công thương như sau:

- Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương là tập hợp các chỉ tiêu thống kê ngành, lĩnh vực công nghiệp và thương mại, là công cụ để thu thập và tổng hợp thông tin thống kê ngành Công Thương phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đánh giá, dự báo tình hình, xây dựng và hoạch định các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành Công Thương, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê về ngành Công Thương của các tổ chức, cá nhân.

- Hệ thống này là cơ sở để phân công, phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân thực hiện Chương trình điều tra thống kê, Chế độ báo cáo thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê ngành Công Thương.

Nội dung xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương bao gồm những gì?

Căn cứ vào Điều 3 Thông tư 33/2022/TT-BCT quy định nội dung xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương:

- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương đồng bộ với chỉ tiêu thống kê quốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Chuẩn hóa chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương.

+ Tên gọi chỉ tiêu thống kê;

+ Mục đích, ý nghĩa;

+ Khái niệm, nội dung, phương pháp tính;

+ Phân tổ chủ yếu;

+ Kỳ công bố;

+ Nguồn số liệu;

+ Cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp.

- Thu thập, tổng hợp, biên soạn, công bố thông tin các chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương.

- Xây dựng phương án điều tra và tổ chức thực hiện các cuộc điều tra trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương; xây dựng Chương trình điều tra thống kê ngành Công Thương; xây dựng phương án điều tra, tổ chức thực hiện các cuộc điều tra trong Chương trình điều tra thống kê ngành Công Thương.

- Xây dựng Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương và Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương.

- Thẩm định, trình thẩm định phương án điều tra, kết quả điều tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các cuộc điều tra trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương, các cuộc điều tra trong Chương trình điều tra thống kê ngành Công Thương, các Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương và Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương,

- Xây dựng Phân loại thống kê ngành Công Thương; Tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật và quản lý chất lượng thống kê trong ngành Công Thương; Niên giám Thống kê ngành Công Thương và các ấn phẩm thống kê ngành Công Thương.

- Xây dựng, quản lý, vận hành, duy trì, kết nối, chia sẻ dữ liệu thống kê trong Hệ thống thông tin, Cơ sở dữ liệu các chỉ tiêu thống kê ngành Công Thương.

- Xây dựng Lịch phổ biến thông tin thống kê của Bộ Công Thương; Quy chế phổ biến thông tin thống kê nhà nước thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương; Quy chế phối hợp với cơ quan thống kê Trung ương, với các Bộ, ngành trong việc sử dụng dữ liệu từ cơ sở dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê nhà nước.

- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thống kê của Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương, các doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương.

- Phối hợp với cơ quan thống kê Trung ương xây dựng kế hoạch thanh tra và phối hợp thanh tra việc chấp hành pháp luật về thống kê của cơ quan, tổ chức thuộc ngành Công Thương.

Thông tư 33/2022/TT-BCT sẽ có hiệu lực từ ngày 04/02/2023.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}