Nội dung, thời gian, cấu trúc Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Y tế dự phòng năm 2022?

Chào anh/chị, tôi có thắc mắc sau: Trong những năm qua luôn xuất hiện những phản ánh không tốt về chất lượng dịch vụ y tế. Vậy Bộ Y tế đã có kế hoạch gì để nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân không?

Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Y tế dự phòng là để chăm sóc nâng cao sức khỏe cho người dân?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục II Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1707/QĐ-BYT năm 2022 đặt ra mục tiêu của chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng như sau:

“II. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
Trang bị kiến thức chung về chính trị, quản lý nhà nước, kĩ năng làm việc; nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp nhằm đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng. 1.2. Mục tiêu cụ thể Sau khi hoàn thành chương trình, học viên:
1) Có kiến thức chung về chính trị, quản lý nhà nước áp dụng trong lĩnh vực quản lý y tế, y tế dự phòng, chăm sóc nâng cao sức khỏe người dân;
2) Áp dụng được các kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản, cần thiết cho vị trí
việc làm bác sĩ y học dự phòng;
3) Thể hiện liên tục hoàn thiện phẩm chất đạo đức của người bác sĩ y học dự phòng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ của vị trí việc làm bác sĩ y học dự phòng.”

Theo đó, Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng được thực hiện với cơ sở hoàn thành những mục tiêu nêu trên.

Thực hiện Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Y tế dự phòng để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân?

Nội dung, thời gian, cấu trúc Chương trình bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Y tế dự phòng năm 2022? (Hình từ internet)

Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Y tế dự phòng gồm những nội dung gì?

Căn cứ vào Mục IV, Mục V Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1707/QĐ-BYT năm 2022 đã quy định về nội dung bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Y tế dự phòng như sau:

“IV. PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
- Chương trình được thiết kế bao gồm các phần: Kiến thức chung và kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp.
- Chương trình được biên soạn theo quy trình biên soạn chương trình bồi dưỡng viên chức hiện hành.
- Học viên học đủ các phần kiến thức và kỹ năng, làm đầy đủ và đạt yêu cầu các bài kiểm tra, tiểu luận của chương trình sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định.
V. KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH
1. Khối lượng kiến thức
Chương trình gồm 15 chuyên đề lý thuyết, thực tế và viết tiểu luận cuối khóa, được cấu trúc thành 2 phần:
- Phần I. Kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước và các kỹ năng chung gồm 4
chuyên đề dạy-học.
- Phần II. Kiến thức, kỹ năng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp gồm 11 chuyên đề dạy-học; kiểm tra, đi thực tế và viết tiểu luận cuối khóa.”

Theo đó, nội dung của Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Y tế dự phòng được thực hiện theo quy định trên.

Ưu tiên phương án dạy – học trực tiếp trong Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Y tế dự phòng?

Căn cứ vào Mục VI Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1707/QĐ-BYT năm 2022 đã quy định về phương án tổ chức dạy – học như sau:

“VI. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
- Các hoạt động của chương trình bồi dưỡng (học lý thuyết- thực hành, thực tế, kiểm tra, ..) có thể triển khai trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp trực tiếp – trực tuyến và ưu tiên phương án dạy – học trực tiếp. Cơ sở được phép đào tạo chủ động xây dựng qui định về dạy-học và hướng dẫn, giám sát việc thực hiện của học viên.”

Theo đó, có thể triển khai dạy – học trực tiếp, trực tuyến hoặc kết hợp trực tuyến với trực tiếp với nhau trong việc bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Y tế dự phòng. Tuy nhiên, phương án dạy – học trực tiếp sẽ được ưu tiên áp dụng.

Chương trình trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Y tế dự phòng được thẩm định và phê duyệt như thế nào?

Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 101/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 89/2021/NĐ-CP) quy định về thẩm định, phê duyệt chương trình, ,tài liệu bồi dưỡng như sau:

“Điều 21. Thẩm định, phê duyệt chương trình, tài liệu bồi dưỡng
1. Các loại chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý phải được thẩm định trước khi ban hành.
2. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm chuyên môn nghiệp vụ; chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh cán bộ, công chức cấp xã phải được phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng.
3. Cơ quan quản lý chương trình tổ chức thẩm định hoặc phê duyệt chương trình bồi dưỡng.
4. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; các cơ quan, đơn vị tổ chức thẩm định hoặc phê duyệt tài liệu bồi dưỡng được giao biên soạn.”

Theo đó, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Y tế dự phòng sẽ được thẩm định trước khi ban hành và sẽ do cơ quan quản lý chương trình tiến hành thực hiện việc thẩm định hoặc phê duyệt.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

44 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}