Nội dung mới về phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 tại thị trường trong nước ra sao?

Nội dung mới về phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 tại thị trường trong nước ra sao? Chị T ở Hà Nội.

Nội dung mới về phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 tại thị trường trong nước ra sao?

Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Quản lý nợ công 2017 thì trái phiếu Chính phủ là công cụ nợ do Chính phủ phát hành để huy động vốn cho ngân sách nhà nước hoặc cơ cấu lại nợ.

Hiện nay, phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 95/2018/NĐ-CP như sau:

Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đối tượng mua trái phiếu;
b) Khối lượng dự kiến phát hành;
c) Kỳ hạn trái phiếu;
d) Lãi suất dự kiến;
đ) Thời gian dự kiến phát hành.

Theo đó, tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP đã sửa đổi quy định về phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ và vấn đề phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước được sửa đổi như sau:

Kho bạc Nhà nước xây dựng phương án phát hành trái phiếu Chính phủ theo phương thức riêng lẻ báo cáo Bộ Tài chính chấp thuận. Phương án phát hành riêng lẻ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đối tượng mua trái phiếu;
b) Khối lượng dự kiến phát hành;
c) Kỳ hạn trái phiếu;
d) Lãi suất dự kiến;
đ) Thời gian dự kiến phát hành;
e) Dự kiến hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối).

Như vậy, so với quy đinh hiện hành thì phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 tại thị trường trong nước sẽ bổ sung thêm một nội dung về "Dự kiến hình thức phát hành riêng lẻ (Kho bạc Nhà nước phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối)". Việc bổ sung này là phù hợp với quy định mới tại Nghị định 83/2023/NĐ-CP khi Kho bạc Nhà nước có thể phát hành trực tiếp hoặc lựa chọn đại lý phân phối trái phiếu Chính phủ.

Nội dung mới về phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 tại thị trường trong nước ra sao?

Nội dung mới về phương án phát hành riêng lẻ trái phiếu Chính phủ từ 15/01/2024 tại thị trường trong nước ra sao? (Hình từ internet)

Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế gồm những nội dung nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 28 Luật Quản lý nợ công 2017 có quy định như sau:

Đề án phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Sự cần thiết phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế;

- Nhu cầu, khả năng huy động vốn, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước, hệ số tín nhiệm của Việt Nam và tình hình thị trường vốn quốc tế;

- Hình thức phát hành, khối lượng huy động, kỳ hạn, lãi suất dự kiến, đồng tiền phát hành, thị trường huy động;

- Phương án sử dụng nguồn vốn huy động;

- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay và tác động của khoản vay mới đối với nợ công, các chỉ tiêu an toàn nợ công.

Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ là những ai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì:

(1) Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành tại thị trường trong nước:

- Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước được mua công cụ nợ của Chính phủ với khối lượng không hạn chế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

- Các quỹ đầu tư chứng khoán, quỹ hưu trí tự nguyện được mua công cụ nợ của Chính phủ thông qua việc ủy thác cho tổ chức quản lý quỹ thực hiện;

- Các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được mua công cụ nợ của Chính phủ theo quy định của pháp luật có liên quan.

(2) Đối tượng mua công cụ nợ của Chính phủ phát hành trên thị trường quốc tế là tổ chức, cá nhân theo quy định của thị trường phát hành.

Giao dịch trái phiếu Chính phủ thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 95/2018/NĐ-CP thì:

(1) Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo hình thức khớp lệnh và/hoặc thỏa thuận theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy chế giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

(2) Trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên thị trường chứng khoán theo các loại hình sau:

- Mua bán thông thường;

- Mua bán lại và bán kết hợp mua lại;

- Các loại hình giao dịch khác theo quy định của pháp luật chứng khoán.

(3) Giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định 95/2018/NĐ-CP được thực hiện theo các nguyên tắc sau:

- Kỳ hạn của giao dịch tối đa không quá 01 năm;

- Bên mua và bên bán tự thỏa thuận và ký hợp đồng giao dịch bao gồm các nội dung cơ bản sau: khối lượng; lãi suất (hoặc giá trái phiếu); kỳ hạn; tài sản bảo đảm; tỷ lệ phòng ngừa rủi ro; quyền và trách nhiệm của các bên liên quan- xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp các bên không thực hiện thanh toán theo thỏa thuận.

(4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch mua bán lại và bán kết hợp mua lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán.

(5) Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về giao dịch trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định tại Nghị định 95/2018/NĐ-CP và pháp luật chứng khoán.

Phạm Phương Khánh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}