Nội dung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 gồm những gì? Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 những nội dung nào?

Nội dung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 gồm những gì? Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 những nội dung nào? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Nội dung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 gồm những gì?

Căn cứ tại Nghị quyết 89/2023/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 do Quốc hội ban hành.

Theo đó, nội dung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 được xác định tại Điều 3 Nghị quyết 89/2023/QH15 với 02 kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024) và thứ 8 (tháng 10/2024).

Cụ thể như sau:

Kỳ họp

Nội dung

Kỳ họp Quốc hội thứ 7 (tháng 5/2024)

(1) Trình Quốc hội thông qua 09 luật, 01 nghị quyết:

- Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);

- Luật Lưu trữ (sửa đổi);

- Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;

- Luật Đường bộ;

- Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;

- Luật Thủ đô (sửa đổi);

- Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp);

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;

- Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

(2) Trình Quốc hội cho ý kiến 09 dự án luật:

- Luật Công chứng (sửa đổi);

- Luật Công đoàn (sửa đổi);

- Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);

- Luật Địa chất và khoáng sản;

- Luật Phòng không nhân dân;

- Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;

- Luật Tư pháp người chưa thành niên;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Kỳ họp Quốc hội thứ 8 (tháng 10/2024)



(1) Trình Quốc hội thông qua 09 luật:

- Luật Công chứng (sửa đổi);

- Luật Công đoàn (sửa đổi);

- Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);

- Luật Địa chất và khoáng sản;

- Luật Phòng không nhân dân;

- Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;

- Luật Tư pháp người chưa thành niên;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

(2) Trình Quốc hội cho ý kiến 02 dự án luật:

- Luật Chuyển đổi giới tính;

- Luật Việc làm (sửa đổi).

Như vậy, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 theo Nghị quyết 89/2023/QH15 bao gồm các nội dung nêu trên.

Nội dung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 gồm những gì? Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 những nội dung nào?

Nội dung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 gồm những gì? Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 những nội dung nào?

Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 những nội dung nào?

Căn cứ nội dung tại Điều 2 Nghị quyết 89/2023/QH15 có quy định về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 như sau:

Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023
Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 như sau:
1. Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023), thông qua tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
2. Trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023) các dự án sau đây:
a) Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
b) Luật Đường bộ;
c) Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
d) Luật Thủ đô (sửa đổi);
đ) Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);
e) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;
3. Trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến, thông qua dự án Pháp lệnh Chi phí tố tụng.

Theo đó, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 được điều chỉnh với việc bổ sung dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được cho ý kiến tại kỳ hợp thứ 5 trình thông qua tại kỳ họp thứ 6 và 06 dự án luật khác sẽ được cho ý kiến tại kỳ họp Quốc hội thứ 6 diễn ra vào tháng 10/2023.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị quyết 89/2023/QH15, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân chủ trì soạn thảo văn bản được xác định như sau:

- Chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm, thực chất việc tổng kết thi hành pháp luật, đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

- Việc soạn thảo phải đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn;

- Tuân thủ các yêu cầu trong Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị và các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Rà soát kỹ các văn bản có liên quan để phát hiện, xử lý những quy định thiếu thống nhất; bảo đảm không để xảy ra mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở có thể dẫn đến tham nhũng, tiêu cực, cài cắm “lợi ích nhóm”, “lợi ích cục bộ” trong đề xuất, xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật.

Nghị quyết 89/2023/QH15 có hiệu lực từ ngày 17/7/2023.

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}