Những yêu cầu trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật là gì? Trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật chủ thực vật có quyền và nghĩa vụ gì?

Tôi muốn hỏi những yêu cầu nào trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật? - câu hỏi của chị Hương (Đơn Dương)

Những yêu cầu nào trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật?

Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định những yêu cầu trong phòng chống sinh vật gây hại thực vật như sau:

- Chủ động thực hiện các biện pháp quản lý tổng hợp sinh vật gây hại bao gồm sử dụng giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại, vệ sinh đồng ruộng, bố trí thời vụ, sử dụng phân bón, mật độ hợp lý và các biện pháp khác thân thiện với môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, tăng sức đề kháng, hạn chế sự phát sinh, phát triển của sinh vật gây hại, bảo vệ và phát triển sinh vật có ích.

- Thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm, áp dụng các biện pháp phòng ngừa kịp thời, hiệu quả, không để sinh vật gây hại lây lan; coi trọng biện pháp canh tác, biện pháp sinh học, vật lý, cơ giới và kinh nghiệm truyền thống của nhân dân. Chủ động thực hành nông nghiệp tốt (GAP) trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.

- Chỉ sử dụng biện pháp hóa học khi đã áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 và khoản 2 Điều 14 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 nhưng mật độ sinh vật gây hại vẫn gia tăng có nguy cơ gây thiệt hại đến năng suất, chất lượng cây trồng.

- Biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phải được phổ biến, tuyên truyền, tập huấn sâu rộng trong nhân dân, bảo đảm an toàn đối với người, thực vật, động vật và môi trường.

Những yêu cầu trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật là gì? Trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật chủ thực vật có quyền và nghĩa vụ gì?

Những yêu cầu trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật là gì? Trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật chủ thực vật có quyền và nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)

Trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật chủ thực vật có quyền và nghĩa vụ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định chủ thực vật có những quyền và nghĩa vụ trong phòng chống sinh vật gây hại thực vật như sau:

Chủ thực vật có quyền sau đây:

- Được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cung cấp thông tin về tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn thực hiện biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại, biện pháp duy trì điều kiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại;

- Tham gia chương trình tập huấn nâng cao kiến thức về phòng, chống sinh vật gây hại phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương;

- Chủ động áp dụng các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại phù hợp với khả năng, điều kiện và đáp ứng quy định tại Điều 14 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013

- Ký hợp đồng với tổ chức, cá nhân hành nghề dịch vụ bảo vệ thực vật và được bồi thường thiệt hại do lỗi của bên cung cấp dịch vụ theo quy định pháp luật;

- Được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định.

Chủ thực vật có nghĩa vụ sau đây:

- Theo dõi, phát hiện kịp thời sinh vật gây hại và áp dụng biện pháp phù hợp để phòng, chống sinh vật gây hại thực vật hiệu quả, an toàn, không để lây lan;

- Báo cáo ngay với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật nơi gần nhất khi phát hiện sinh vật gây hại lạ hoặc sinh vật gây hại có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng;

- Cung cấp thông tin về tình hình sinh vật gây hại thực vật, phối hợp và tạo điều kiện cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật thực hiện nhiệm vụ khi được yêu cầu;

- Thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch khi có công bố dịch hại thực vật;

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013

- Khắc phục hậu quả hoặc bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại.

Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật 2013 quy định trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật như sau:

- Điều tra, phát hiện sinh vật gây hại; xác định thời gian phát sinh, diện phân bố, mức độ gây hại của sinh vật gây hại. Thông báo kịp thời tình hình sinh vật gây hại và hướng dẫn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.

- Tiếp nhận, xử lý thông tin và hướng dẫn các biện pháp xử lý đối với các sinh vật gây hại do chủ thực vật, tổ chức, cá nhân thông báo.

- Xây dựng, duy trì hệ thống giám sát, cảnh báo sinh vật gây hại, biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; xây dựng cơ sở dữ liệu về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.

- Chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ trong phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.

- Tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ, kỹ thuật viên bảo vệ thực vật và người sản xuất.

- Tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước để chỉ đạo và tổ chức việc phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm tra, xác minh tình hình sinh vật gây hại để đề xuất công bố dịch và công bố hết dịch hại thực vật; đề xuất cấp thuốc bảo vệ thực vật dự trữ quốc gia, chính sách hỗ trợ chống dịch và khôi phục, phát triển sản xuất.

- Đánh giá, xác định thiệt hại do dịch hại thực vật gây ra và đề xuất mức hỗ trợ, các biện pháp khắc phục.

- Thông tin và hướng dẫn biện pháp phòng, chống sinh vật gây hại thực vật; hướng dẫn các biện pháp chống dịch, theo dõi, tổng hợp, đánh giá hiệu quả chống dịch.

- Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất công tác bảo vệ thực vật, kết quả chống dịch khi có công bố dịch hại thực vật ở địa phương với cơ quan quản lý trực tiếp và cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp trên.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}