Những trường hợp nào được xem là giao dịch dân sự vô hiệu? Bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu như thế nào?

Những trường hợp nào được xem là giao dịch dân sự vô hiệu? Bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu như thế nào? Câu hỏi của chị Nga đến từ Phú Yên.

Tổng hợp 07 trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu?

Căn cứ theo quy định từ Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015 đến Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, 07 trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

(1) Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

(2) Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

(3) Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

(4) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

(5) Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

(6) Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

(7) Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Theo đó, giao dịch dân sự thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ được xác định là giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định hiện nay.

Những trường hợp nào được xem là giao dịch dân sự vô hiệu? Bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu như thế nào?

Những trường hợp nào được xem là giao dịch dân sự vô hiệu? Bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu như thế nào?

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau:

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy khi giao dịch dân sự vô hiệu dẫn đến 05 hậu quả pháp lý:

- Thứ nhất, giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập

- Thứ hai, giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

- Thứ ba, bên ngay tình thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

- Thứ tư, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Thứ năm, việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân căn cứ vào Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.

Bảo vệ người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015, bảo vệ người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

Thứ nhất, trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình:

- Giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật Dân sự 2015.

Thứ hai, trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịc:

- Giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Thứ ba, chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}