Những tình tiết nào được xem là tình tiết tăng nặng mức kỷ luật đối với tổ chức đảng hiện nay?

Cho hỏi những tình tiết nào được xem là tình tiết tăng nặng mức kỷ luật đối với tổ chức đảng theo quy định hiện nay? Câu hỏi của chị Hà Như đến từ Nam Định.

Tình tiết tăng nặng mức kỷ luật đối với tổ chức đảng là gì?

Bên cạnh những tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật thì tại Điều 6 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương quy định về tình tiết tăng nặng như sau:

Tình tiết tăng nặng mức kỷ luật
Trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau thì phải xem xét, tăng nặng mức kỷ luật:
1. Đối với tổ chức đảng
a) Không kịp thời khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, vi phạm theo kết luận của tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền; không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm.
b) Trù dập người đấu tranh, tố cáo, làm chứng, cung cấp chứng cứ vi phạm; đối phó, cản trở, gây khó khăn, trở ngại quá trình thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm; bao che, che giấu vi phạm.
c) Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; đe dọa, ép buộc không để người khác cung cấp chứng cứ, tài liệu; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, tiêu hủy tài liệu và chứng cứ liên quan đến vi phạm; lập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ giả để đối phó.
d) Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh để trục lợi.
đ) Vi phạm từ lần 2 trở lên, có tính hệ thống hoặc đã bị kỷ luật nhưng tiếp tục vi phạm; cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian xem xét xử lý, khắc phục, làm cho tình hình tổ chức, cơ quan, đơn vị ngày càng phức tạp.
e) Biết mà không ngăn chặn hoặc để cán bộ, đảng viên thuộc tổ chức mình trực tiếp quản lý xảy ra tham nhũng, tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Đối với đảng viên
a) Đã được tổ chức đảng yêu cầu kiểm điểm nhưng không thực hiện, không sửa chữa khuyết điểm, vi phạm. Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm, hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm; gây thiệt hại về vật chất phải bồi hoàn nhưng không bồi hoàn, không khắc phục hậu quả hoặc khắc phục không đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, không tự giác nộp lại tiền, tài sản do vi phạm mà có.
b) Đối phó, quanh co, cản trở quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Bao che cho người vi phạm; đe dọa, trù dập, trả thù người đấu tranh, tố cáo, người làm chứng, người cung cấp tài liệu, chứng cứ vi phạm.
c) Vi phạm có tổ chức, là người chủ mưu; cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ vi phạm; che giấu, sửa chữa, tiêu hủy chứng cứ, tạo lập tài liệu, hồ sơ, chứng cứ giả.
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh thực hiện chính sách an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh để trục lợi. Ép buộc, vận động, tổ chức, tiếp tay cho người khác cùng vi phạm.

Theo đó, tổ chức đảng vi phạm mà có một trong những hành vi, tình tiết như sau thì sẽ được xem là tình tiết tăng nặng mức kỷ luật đối với tổ chức đảng

- Không kịp thời khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, vi phạm theo kết luận của tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền; không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm.

- Trù dập người đấu tranh, tố cáo, làm chứng, cung cấp chứng cứ vi phạm; đối phó, cản trở, gây khó khăn, trở ngại quá trình thẩm tra, xác minh, thu thập chứng cứ vi phạm; bao che, che giấu vi phạm.

- Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; đe dọa, ép buộc không để người khác cung cấp chứng cứ, tài liệu; không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, tiêu hủy tài liệu và chứng cứ liên quan đến vi phạm; lập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ giả để đối phó.

- Lợi dụng tình trạng khẩn cấp, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, chính sách an sinh xã hội và quốc phòng, an ninh để trục lợi.

- Vi phạm từ lần 2 trở lên, có tính hệ thống hoặc đã bị kỷ luật nhưng tiếp tục vi phạm; cố tình trì hoãn, kéo dài thời gian xem xét xử lý, khắc phục, làm cho tình hình tổ chức, cơ quan, đơn vị ngày càng phức tạp.

- Biết mà không ngăn chặn hoặc để cán bộ, đảng viên thuộc tổ chức mình trực tiếp quản lý xảy ra tham nhũng, tiêu cực gây hậu quả nghiêm trọng.

Những tình tiết nào được xem là tình tiết tăng nặng mức kỷ luật đối với tổ chức đảng hiện nay?

Những tình tiết nào được xem là tình tiết tăng nặng mức kỷ luật đối với tổ chức đảng hiện nay? (Hình từ Internet)

Những tình tiết nào được xem là tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật đối với tổ chức đảng theo quy định hiện nay?

Căn cứ vào Điều 5 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương quy định như sau:

Tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật
Trường hợp vi phạm có một hoặc một số tình tiết sau thì được xem xét, giảm nhẹ mức kỷ luật:
1. Đối với tổ chức đảng
a) Chủ động, kịp thời báo cáo vi phạm với tổ chức đảng cấp trên, thái độ kiểm điểm nghiêm túc, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với vi phạm.
b) Chủ động cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ phản ánh đầy đủ, trung thực về vi phạm.
c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục cơ bản, kịp thời hậu quả do vi phạm của tổ chức mình gây ra trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
d) Giúp tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra, xem xét, xử lý chính xác, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm.
2. Đối với đảng viên
a) Chủ động báo cáo vi phạm của mình với tổ chức đảng, tự giác nhận trách nhiệm cá nhân về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với nội dung, tính chất, mức độ vi phạm trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
b) Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ánh đầy đủ, trung thực về những người cùng vi phạm.
c) Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm, tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm; tự giác nộp tài sản tham nhũng, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do mình gây ra.
d) Vi phạm khi thực hiện chủ trương hoặc thí điểm đổi mới, sáng tạo được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định, không thuộc trường hợp quy định tại Điểm đ, Khoản 14, Điều 2 Quy định này.

Theo như quy định trên thì các tình tiết giảm nhẹ mức kỷ luật đối với tổ chức đảng vi phạm được quy định như sau:

- Chủ động, kịp thời báo cáo vi phạm với tổ chức đảng cấp trên, thái độ kiểm điểm nghiêm túc, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng với vi phạm.

- Chủ động cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ phản ánh đầy đủ, trung thực về vi phạm.

- Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm và khắc phục cơ bản, kịp thời hậu quả do vi phạm của tổ chức mình gây ra trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.

-Giúp tổ chức đảng có thẩm quyền kiểm tra, xem xét, xử lý chính xác, kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm

Tổ chức đảng vi phạm sẽ bị kỷ luật bằng những hình thức nào?

Căn cứ vào Điều 7 Quy định 69/QĐ-TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương quy định như sau:

Hình thức kỷ luật
1. Đối với tổ chức đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán.
2. Đối với đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.
3. Đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Như vậy, tổ chức đảng vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật thông qua 03 hình thức là khiển trách, cảnh cáo và giải tán.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}