Những thủ tục hành chính thiết yếu nào được ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?

Cho hỏi có những thủ tục nào trong danh mục thủ tục thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư? Câu hỏi của chị An đến từ Huế.

Những thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của cơ sở dữ liệu quốc gia?

Căn cứ vào Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục các thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cổng dịch vụ công quốc gia như sau:

- Xác nhận số Chứng minh nhân dân khi đã được cấp thẻ Căn cước công dân

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an

+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Cấp lại, đổi thẻ căn cước công dân

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an

+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Đăng ký thường trú

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an

+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Đăng ký tạm trú

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an

+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Khai báo tạm vắng

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an

+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Thông báo lưu trú

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an

+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Đăng ký, cấp biển số mô tô, xe gắn máy

+ Cấp độ: 3

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an

+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Thu tiền nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ qua thiết bị ghi hình (phạt nguội)

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Công an

+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Đăng ký khai sinh

+ Cấp độ: 3

+ Cơ quan chủ trì:Bộ Công an. Bộ Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an. Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Đăng ký khai tử

+ Cấp độ: 3

+ Cơ quan chủ trì:Bộ Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an. Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Đăng ký kết hôn

+ Cấp độ: 3

+ Cơ quan chủ trì:Bộ Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an. Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung hộ chiếu phổ thông

+ Cấp độ: 3

+ Cơ quan chủ trì:Bộ Công an

+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Thủ tục làm con dấu mới và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì:Bộ Công an

+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Thủ tục làm con dấu thu nhỏ, dấu nổi, dấu xi và cấp Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì:Bộ Công an

+ Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 3/2022

- Liên thông đăng ký khai sinh đăng ký thường trú - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi

+ Cấp độ: 3

+ Cơ quan chủ trì:Văn phòng Chính phủ

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các địa phương

+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2022

- Liên thông đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí

+ Cấp độ: 3

+ Cơ quan chủ trì:Văn phòng Chính phủ

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các địa phương

+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2022

- Tích hợp tính giảm trừ mức đóng trong gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì:Bảo hiểm xã hội Việt Nam

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2022

- Đăng ký thuế lần đầu, đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế đối với người nộp thuế là hộ gia đình, cá nhân

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì:Bộ Tài chính

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2022

- Đăng ký biến động về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do thay đổi thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận (đổi tên hoặc giấy tờ pháp nhân, giấy tờ nhân thân, địa chỉ).

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì:Bộ Tài nguyên và Môi trường

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các địa phương

+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2022

- Cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì:Bộ Giao thông vận tải

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các địa phương

+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2022

- Đăng kí dự thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các địa phương

+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2022

- Cấp phiếu lý lịch tư pháp

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các địa phương

+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2022

- Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các địa phương

+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2022

- Cấp điện mới từ lưới điện hạ áp (220/380V) (Thí điểm cơ chế kết nối, chia sẻ dữ liệu trong dịch vụ cung cấp điện)

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2022

- Thay đổi chủ thể hợp đồng mua bán điện (Thí điểm cơ chế kết nối, chia sẻ dữ liệu trong dịch vụ cung cấp điện)

+ Cấp độ: 4

+ Cơ quan chủ trì: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ

+ Thời gian thực hiện: Tháng 5/2022.

Trên đây là danh mục các thủ tục hành chính thiết yếu ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cổng dịch vụ công quốc gia theo Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Những thủ tục hành chính thiết yếu nào được ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư?

Những thủ tục hành chính thiết yếu nào được ưu tiên tích hợp, chia sẻ dữ liệu dân cư của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư? (Hình từ Internet)

Quan điểm chỉ đạo thực hiện đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia là gì?

Căn cứ vào Mục I Điều 1 Quyết định 06/QĐ-TTg năm 202 của Thủ tướng Chính phủ quy định như sau:

- Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và sự tham gia của tổ chức, doanh nghiệp và người dân là yếu tố quyết định; sự hành động đồng bộ ở các bộ, ngành, địa phương là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

- Dữ liệu dân cư là tài nguyên quan trọng, được quản lý tập trung, thống nhất và chia sẻ trong toàn bộ hệ thống chính trị, phục vụ người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử là cơ sở để chuyển đổi số trong cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.

- Dữ liệu dân cư là dữ liệu gốc, các cơ sở dữ liệu khác liên quan đến công dân đã, đang và sẽ xây dựng phải căn cứ vào dữ liệu gốc và có sự kết nối, chia sẻ bảo đảm tiết kiệm, tránh lãng phí, tạo ra các giá trị mới; khuyến khích mọi nguồn lực xã hội để xây dựng, phát triển, thúc đẩy ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Người dân và doanh nghiệp là trung tâm của chuyển đổi số; lấy phát triển con người, bảo đảm và cải thiện dân sinh làm mục đích; minh bạch hóa và tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động của cơ quan nhà nước. Người dân chỉ phải cung cấp thông tin, giấy tờ một lần cho các cơ quan nhà nước khi thực hiện các thủ tục hành chính.

- Dữ liệu dân cư phải được khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm thúc đẩy, phát huy trí tuệ, nguồn lực và sức mạnh quốc gia; phải gắn kết với năng lực quản trị nhà nước, mang lại tiềm năng bứt phá của nền kinh tế, phản ánh giá trị văn hóa, lịch sử và trí tuệ toàn dân trong đời sống xã hội. Việc triển khai phát triển, ứng dụng dữ liệu dân cư phải gắn với mục tiêu làm giàu dữ liệu, tạo nền tảng cho hoạt động thực hiện chuyển đổi số trong xã hội.

-Việc kết nối, tích hợp, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải gắn liền bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường số.

- Việc khai thác, ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển đổi số quốc gia, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài xây dựng Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030.

Ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia nhằm mục đích gì?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục II Điều 1 Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mục tiêu tổng quát của việc ứng dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hệ thống định danh và xác thực điện tử, thẻ Căn cước công dân gắn chip điện tử trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia như sau:

- Phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến

- Phục vụ phát triển kinh tế, xã hội

- Phục vụ công dân số

- Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư

- Phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}