Những đối tượng nào thuộc trường hợp tinh giản biên chế theo nội dung đề xuất mới nhất của Bộ Nội vụ?
Những đối tượng nào thuộc trường hợp tinh giản biên chế theo đề xuất mới nhất của Bộ Nội vụ?
Căn cứ theo nội dung Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế thay thế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP (gọi tắt là "Dự thảo Nghị định").
Điều 4 Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế đề xuất các đối tượng thuộc trường hợp tinh giản biên chế bao gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã
- Những người đã là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền luân chuyển giữ các chức vụ chủ chốt tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ
- Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Theo đó, so với hiện hành, Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế đã loại bỏ 03 đối tượng không còn phù hợp sau:
STT | Đối tượng tinh giản biên chế |
1 | Lao động hợp đồng: - Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. - Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự. |
2 | Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động). |
3 | Những người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội. |
Những đối tượng nào thuộc trường hợp tinh giản biên chế theo đề xuất mới nhất của Bộ Nội vụ? (Hình từ Internet)
Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế có bao nhiêu nội dung?
Theo Dự thảo Tờ trình về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 108/2014/NĐ-CP, Nghị định 113/2018/NĐ-CP và Nghị định 143/2020/NĐ-CP (gọi tắt là "Dự thảo Tờ trình"). Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế bao gồm 5 Chương và 24 Điều, cụ thể như sau:
Chương | Nội dung |
Chương I | Quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 5) |
Chương II | Quy định về chính sách tinh giản biên chế (từ Điều 6 đến Điều 12) |
Chương III | Quy định về về trình tự, thời hạn giải quyết tinh giản biên chế (từ Điều 13 đến Điều 15) |
Chương IV | Quy định về trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện tinh giản biên chế (từ Điều 16 đến Điều 22) |
Chương V | Quy định về điều khoản thi hành (Điều 23 và Điều 24). |
Việc tinh giản biên chế hiện nay được thực hiện theo trình tự thế nào?
Trình tự thực hiện tinh giản biên chế được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định 108/2014/NĐ-CP một số quy định được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP và khoản 11 Điều 1 Nghị định 113/2018/NĐ-CP.
Cụ thể với những bước sau:
Bước 1: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm phối hợp với cấp ủy, tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức triển khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế như sau:
- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chính sách tinh giản biên chế quy định tại Nghị định này đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý.
- Xây dựng đề án tinh giản biên chế của cơ quan, đơn vị mình theo trình tự quy định trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Lập danh sách và dự toán số tiền trợ cấp cho từng đối tượng tinh giản biên chế theo định kỳ 2 lần/ năm (6 tháng/1 lần) trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trên cơ sở đề án tinh giản biên chế được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Bước 2: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc tổ chức thực hiện Nghị định này;
- Phê duyệt đề án tinh giản biên chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc;
- Phê duyệt danh sách đối tượng tinh giản biên chế và sử dụng chi ngân sách thường xuyên hằng năm để thực hiện việc chi trả các chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế.
- Định kỳ 02 lần/năm (6 tháng/1 lần), tổng hợp kết quả thực hiện tinh giản biên chế, bao gồm danh sách đối tượng tinh giản biên chế (kèm theo giải trình làm rõ lý do tinh giản biên chế của từng đối tượng) và kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương mình gửi Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để kiểm tra theo quy định.
Bước 3: Bộ Nội vụ kiểm tra đối tượng tinh giản biên chế trên cơ sở báo cáo kết quả tinh giản biên chế do Bộ, ngành, địa phương gửi đến và có ý kiến gửi Bộ Tài chính để làm căn cứ kiểm tra, quyết toán kinh phí đã thực hiện tinh giản biên chế.
Bước 4: Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính kiểm tra về việc tính toán chế độ chính sách, kinh phí thực hiện tinh giản biên chế của Bộ, ngành, địa phương để xử lý kinh phí theo quy định
Bước 5: Cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp cán bộ, công chức, viên chức chi trả các chế độ chính sách cho từng đối tượng tinh giản biên chế.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;