Nhiệm vụ chung của các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ chung của các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Quảng tại Hà Nội.

Tên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải được thực hiện theo quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT như sau:

Quy định đặt tên của Trung tâm
1. Việc đặt tên Trung tâm được quy định như sau:
a) Tên Trung tâm: Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập + tên riêng của Trung tâm hoặc tên địa danh;
b) Tên riêng của Trung tâm phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu lầm; không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của Trung tâm; bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu không phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Tên Trung tâm được ghi trên quyết định thành lập Trung tâm, con dấu của Trung tâm, biển tên và giấy tờ giao dịch của Trung tâm.
3. Biển tên Trung tâm ghi những nội dung sau:
a) Góc phía trên, bên trái
Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và tên tỉnh.
Dòng thứ hai: Sở Giáo dục và Đào tạo.
b) Ở giữa ghi tên Trung tâm theo quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Dưới cùng là địa chỉ, số điện thoại, email, website (nếu có) của Trung tâm.

Theo đó, tên của Trung hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải được đặt theo đúng quy định trên, cụ thể:

- Tên Trung tâm: Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập + tên riêng của Trung tâm hoặc tên địa danh;

- Tên riêng của Trung tâm phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu lầm; không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của Trung tâm; bảo đảm sự trong sáng của ngôn ngữ; không sử dụng từ ngữ, ký hiệu không phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Ví dụ: Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập tỉnh Điện Biên, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Trí Tâm...

Tên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải được thực hiện theo quy định như thế nào?

Nhiệm vụ chung của các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được quy định như thế nào?

Nhiệm vụ chung của các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được quy định như thế nào?

Điều 5 Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ chung của các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:

- Đánh giá, xác định khả năng và phân loại nhu cầu giáo dục đối với trẻ em có dấu hiệu khiếm khuyết hoặc dấu hiệu suy giảm chức năng, học sinh khuyết tật để can thiệp giáo dục sớm hoặc tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp cho từng đối tượng.

- Hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật.

- Tổ chức dạy học và giáo dục cấp học giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đối với học sinh khuyết tật để học sinh khuyết tật có thể tham gia giáo dục hòa nhập hoặc hòa nhập cộng đồng.

- Bồi dưỡng, tư vấn cho người khuyết tật và các tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu về tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp.

- Thực hiện quy chế dân chủ trong Trung tâm.

- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và có trách nhiệm giải trình trước cơ quan có thẩm quyền, học sinh, học viên và xã hội.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được thực hiện những quyền nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định nội dung này như sau:

- Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được thực hiện quyền tự chủ theo quy định của pháp luật và một số quy định cụ thể sau đây:

+ Quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của Trung tâm;

+ Quyết định thành lập bộ máy tổ chức theo đề án thành lập Trung tâm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của Trung tâm;

+ Thu, chi tài chính, đầu tư phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục theo quy định của pháp luật;

+ Tuyển sinh và quản lý học sinh, học viên; phát triển chương trình giáo dục của Trung tâm; tổ chức biên soạn, lựa chọn tài liệu học tập, đồ dùng, đồ chơi, học liệu theo quy định của pháp luật;

+ Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để huy động các nguồn lực về chuyên môn hoặc tài chính để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ của Trung tâm theo quy định của pháp luật.

- Sử dụng, quản lý đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; tổ chức cho giáo viên cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực nghề nghiệp.

- Được hưởng chính sách theo quy định của pháp luật về khuyến khích xã hội hóa trợ giúp người khuyết tật trong lĩnh vực giáo dục.

- Các quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định về cơ cấu tổ chức của Trung tâm như sau:

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm bao gồm:

- Giám đốc, phó giám đốc;

- Các phòng chức năng/chuyên môn (hoặc tổ chuyên môn, tổ hành chính/văn phòng);

- Lớp học (nếu có);

- Tổ chức Đảng và các tổ chức đoàn thể (nếu có);

- Hội đồng thi đua và khen thưởng, hội đồng kỷ luật, hội đồng tư vấn (nếu có).

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}