Nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thì sẽ có những triệu chứng gì? Bệnh đậu mùa khỉ sẽ lây lan quan những đường nào?

Cho tôi hỏi một người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thì sẽ xuất hiện những triệu chứng như thế nào? Bệnh đậu mùa khỉ sẽ lây lan qua những con đường nào? Câu hỏi của bạn Dương đến từ Huế.

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây qua những đường nào?

Căn cứ vào Mục II Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có những hướng dẫn về các đường lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh đậu mùa do vi rút (một loại vi rút truyền từ động vật sang người) với các triệu chứng tương tự như bệnh đậu mùa trước đây. Vật chủ động vật bao gồm các loài gặm nhấm và động vật linh trưởng không phải con người.

- Vi rút đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người, qua dịch tiết của động vật nhiễm bệnh, bao gồm các giọt bắn ở đường hô hấp hoặc tiếp xúc với dịch tiết của vết thương.

- Vi rút đậu mùa khỉ lây truyền từ người sang người xảy ra khi tiếp xúc gần và lâu với người nhiễm bệnh. Các con đường lây truyền bao gồm các giọt bắn ở đường hô hấp khi tiếp xúc trực diện hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da của người bị bệnh và đồ vật ô nhiễm.

- Sự lây truyền cũng có thể xảy ra từ môi trường ô nhiễm sang người như lây nhiễm từ quần áo, ga trải giường có các hạt tiểu phần da ô nhiễm. Khi giặt, giũ đồ vải, trải ga giường hoặc các hoạt động gây xáo trộn đồ vải khác có thể làm phát những hạt tiểu phần da này vào không khí.

- Lây truyền có thể xảy ra khi hít phải các hạt tiểu phần da ô nhiễm trong không khí hoặc các hạt phát tán ra tiếp xúc với các vị trí nhạy cảm như vùng da không nguyên vẹn, màng niêm mạc trên cơ thể.

- Quá trình lây truyền từ mẹ sang thai nhi có thể xảy ra qua nhau thai.

- Trong đợt bùng phát năm 2022, nhiều ca bệnh xảy ra do lây truyền khi quan hệ tình dục hoặc quan hệ thân mật, có thể do tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ĐMK hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết ở đường hô hấp của người nhiễm bệnh ĐMK. Nhiều ca mắc bệnh ĐMK hiện nay là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới và người song tính.

- Lây nhiễm bệnh ĐMK tại cơ sở y tế đã được ghi nhận trên thế giới.

Theo đó, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây nhiễm từ động vật sang con người, từ con người sang con người, lây nhiễm qua đường tình dục, lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi,…

Những triệu chứng khi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ? Bệnh đậu mùa khỉ sẽ lây lan quan những đường nào?

Nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thì sẽ có những triệu chứng gì? Bệnh đậu mùa khỉ sẽ lây lan quan những đường nào?

Khi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ thì sẽ có những triệu chứng gì?

Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã hướng dẫn về những triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Giai đoạn ủ bệnh: từ 6 đến 13 ngày (dao động từ 5 ngày đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không có khả năng lây nhiễm.

- Giai đoạn khởi phát: từ 1 đến 5 ngày với các triệu chứng chính là sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo người bệnh có thể có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể lây sang người khác từ giai đoạn này.

- Giai đoạn toàn phát: đặc trưng bởi sự xuất hiện của các ban trên da, thường gặp sau sốt từ 1 đến 3 ngày, với tính chất sau:

+ Vị trí: phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Ban cũng có thể gặp ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục.

+ Tiến triển ban: tuần tự tiến triển của ban từ dát (tổn thương có nền phẳng) - sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao) - mụn nước (tổn thương chứa đầy dịch trong) - mụn mủ (tổn thương chứa đầy dịch vàng) - đóng vảy khô - bong tróc và có thể để lại sẹo.

+ Kích thước tổn thương da: trung bình từ 0,5 cm - 1cm.

+ Số lượng tổn thương da trên một người có thể từ vài nốt cho đến dày đặc. Trường hợp nghiêm trọng các tổn thương có thể liên kết với nhau thành các mảng tổn thương da lớn.

- Giai đoạn hồi phục: các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể kéo dài từ 2 đến 4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng, các sẹo trên da có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và không còn nguy cơ lây nhiễm cho người khác.

- Xét nghiệm chẩn đoán ĐMK: xét nghiệm sinh học phân tử (PCR hoặc tương đương) với các bệnh phẩm dịch hầu họng (giai đoạn khởi phát), dịch nốt phỏng (giai đoạn toàn phát) đối với ca bệnh nghi ngờ để xác định căn nguyên theo quy định của Bộ Y tế.

Theo như hướng dẫn bên trên, một người khi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sẽ trải qua 4 giai đoạn là ủ bệnh; khởi phát; toàn phát và hồi phục. Tại mỗi giai đoạn, người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sẽ xuất hiện những triệu chứng cụ thể theo nội dung hướng dẫn như trên.

Bệnh đậu mùa khỉ có dẫn đến tử vong hay không?

Căn cứ vào tiểu mục 4 Mục I Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 2306/QĐ-BYT năm 2022 của Bộ Y tế đã có đề cấp đến biến chứng của người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ như sau:

- Các biến chứng thường gặp của bệnh đậu mùa khỉ như nhiễm trùng máu (có nguy cơ gây tử vong), viêm não, viêm phế quản phổi, nhiễm trùng giác mạc, mất thị lực. Đối với các vết thương trên da trở nên nghiêm trọng hơn khiến da bong ra thành từng mảng lớn.

- Tỷ lệ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ dao động trong khoảng 3%-6% trên số người mắc bệnh, đặc biệt trẻ em mắc bệnh đậu mùa khỉ có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Theo đó, người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sẽ xuất hiện những biến chứng như nhiễm trùng máu, viêm não, viêm phế quản, mất thị lực,…

Tỷ lệ tử vong ở người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ là khoảng từ 3% đến 6%. Trẻ em nhiễm bệnh đậu mùa khỉ sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}