Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam mà không có kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau đây: Trường hợp nhập khẩu phế liệu về Việt Nam mà không có kho lưu giữ phế liệu đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật thì có bị xử phạt không? Tôi xin cảm ơn!

Nhập khẩu phế liệu mà không có kho lưu giữ phế liệu đáp ứng điều kiện bảo vệ môi trường thì sẽ bị xử phạt thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 35 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 35. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
1. Hành vi vi phạm trong trường hợp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất theo quy định; lưu giữ phế liệu nhập khẩu tại khu vực không phải là kho, bãi lưu giữ đã được cấp giấy phép môi trường;
b) Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không có kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; không ký hợp đồng trực tiếp với tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
c) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không có công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu theo quy định; không xử lý tạp chất đi kèm phế liệu hoặc không chuyển giao tạp chất cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định; không phân định, phân loại chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu để có phương án xử lý chất thải phù hợp theo quy định;
d) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu vượt quá khối lượng cho phép trong giấy phép môi trường;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phế liệu nhập khẩu không đúng quy định;
e) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu phế liệu không đúng chủng loại trong giấy phép môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”

Như vậy, những hành vi vi phạm khi nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thuộc một trong những trường hợp tại quy định trên thì sẽ căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định mức xử phạt hành chính.

Theo đó, trường hợp không có kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam mà không có kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu đáp ứng điều kiện về bảo vệ môi trường thì sẽ bị xử phạt như thế nào từ ngày 25/8/2022?

Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam mà không có kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Chuyển giao phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất mà không đáp ứng với giấy phép môi trường thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 35 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 35. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
2. Hành vi chuyển giao phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác không đúng với giấy phép môi trường bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao dưới 500 tấn phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao dưới 100 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao dưới 50 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao từ 500 tấn đến dưới 1.000 tấn phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao từ 100 tấn đến 500 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao từ trên 50 tấn đến 100 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác;
c) Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi chuyển giao trên 1.000 tấn phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao trên 500 tấn phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác; chuyển giao trên 100 tấn phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác.”

Như vậy, căn cứ vào hành vi vi phạm thuộc trường hợp nào theo quy định nêu trên để xác định mức xử phạt hành chính. Các mức xử phạt hành chính sẽ được căn cứ dựa trên khối lượng phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất cho tổ chức, cá nhân khác được chuyển giao không đúng với giấy phép môi trường.

Nhập khẩu phế liệu có tạp chất vượt tỷ lệ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ vào khoản 4 Điều 35 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 35. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài
...
4. Hành vi nhập khẩu phế liệu có chứa tạp chất đi kèm với phế liệu vượt quá tỷ lệ cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu, bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng dưới 200 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng dưới 1.000 kg;
b) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 200 kg đến dưới 300 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 1.000 kg đến dưới 5.000 kg;
i) Phạt tiền từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng đối với trường hợp tạp chất là chất thải nguy hại hoặc chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy thuộc Phụ lục A của Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, với tổng khối lượng từ 900 kg đến dưới 1.000 kg; tạp chất là chất thải khác, với tổng khối lượng từ 60.000 kg đến dưới 70.000 kg.”

Theo đó, căn cứ vào hành vi vi phạm thuộc trường hợp nào tại quy định nêu trên để xác định mức xử phạt hành chính phù hợp.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính theo các quy định đã nêu trên thì bên vi phạm còn sẽ phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 7, khoản 8 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.

Chú ý, các mức xử phạt hành chính thuộc các quy định nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ gấp đôi so với cá nhân.

Nghị định 45/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/8/2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

109 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}