Nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu để sản xuất trong nước thì áp dụng mã loại hình gì trong tờ khai hải quan?
- Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất trong nước thì áp dụng mã loại hình gì trong tờ khai hải quan?
- Công ty nhập khẩu hàng hóa kinh doanh sau đó xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài thì có được hoàn thuế GTGT không?
- Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được quy định như thế nào?
Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất trong nước thì áp dụng mã loại hình gì trong tờ khai hải quan?
Nhằm hoàn thiện việc áp dụng quy định pháp luật, vừa qua Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 4213/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn Công ty TNHH JX Nippon Oil & Energy Việt Nam về việc áp dụng mã loại hình xuất nhập khẩu hàng hóa, nhiên liệu để phục vụ sản xuất trong nước như sau:
Theo quy định tại Bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu kèm theo Quyết định 1357/QĐ-TCHQ năm 2021 như sau:
Loại hình nhập khẩu:
Loại hình A12: Nhập kinh doanh sản xuất sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam nhập nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất trong nước (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư):
- Nhập khẩu từ nước ngoài;
- Nhập khẩu từ khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất;
- Nhập khẩu tại chỗ (trừ GC, SXXK, DNCX và doanh nghiệp trong khu phi thuế quan);
- Nhập khẩu hàng hóa theo hình thức thuê mua tài chính.
Theo đó, việc doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng trong nước theo loại hình A12 là phù hợp.
Loại hình xuất khẩu:
Loại hình B11: Xuất kinh doanh, sử dụng trong trường hợp:
- Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc xuất khẩu vào khu phi thuế quan, DNCX hoặc xuất khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả DNCX) thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa có nguồn gốc mua trong nước.
Như vậy, trường hợp doanh nghiệp xuất sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài thì áp dụng mã loại hình E62.
Nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu để sản xuất trong nước thì áp dụng mã loại hình gì trong tờ khai hải quan?
Công ty nhập khẩu hàng hóa kinh doanh sau đó xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài thì có được hoàn thuế GTGT không?
Khoản 4 Điều 18 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 25/2018/TT-BTC) quy định đối tượng và các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:
Đối tượng và trường hợp được hoàn thuế GTGT
...
4. Hoàn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
...
b) Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu không thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
c) Cơ quan thuế thực hiện hoàn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu không bị xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Đồng thời, Công văn 4213/TCHQ-TXNK năm 2022 hướng dẫn về việc hoàn thuế GTGT như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Luật Quản lý thuế 2019 quy định việc xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa:
Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Người nộp thuế có số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đã nộp lớn hơn số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp thì được bù trừ số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo hoặc được hoàn trả số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Trường hợp người nộp thuế đề nghị bù trừ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ thì không tính tiền chậm nộp tương ứng với khoản tiền bù trừ trong khoảng thời gian từ ngày phát sinh khoản nộp thừa đến ngày cơ quan quản lý thuế thực hiện bù trừ.
Căn cứ Điều 22 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định việc tổ chức thu thuế GTGT:
- Cơ quan Thuế chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế giá trị gia tăng và hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh; Cơ quan Hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý thu thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu
Căn cứ Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 64 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định như sau:
Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
...
4. Việc xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư này. Số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa được xử lý đồng thời với thuế nhập khẩu (nếu có).
Căn cứ các quy định nêu trên, cơ quan hải quan thực hiện hoàn thuế GTGT nộp thừa đối với hàng hóa nhập khẩu. Cơ quan Thuế thực hiện hoàn thuế GTGT đối với cơ sở kinh doanh.
Tuy nhiên, trường hợp nhập khẩu hàng hóa theo loại hình nhập kinh doanh sau đó xuất khẩu sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu nhập khẩu ra nước ngoài không thuộc trường hợp xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế 2019.
Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 131 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 64 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) quy định thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa như sau:
Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
...
4. Việc xử lý tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa được hoàn thực hiện theo quy định tại Điều 132 Thông tư này. Số tiền thuế giá trị gia tăng nộp thừa được xử lý đồng thời với thuế nhập khẩu (nếu có).
Theo đó, Điều 132 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 65 Điều 1 Thông tư 39/2015/TT-BTC quy định về việc xử lý hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa như sau:
Khi người nộp thuế không còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ:
- Cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn tiền thuế, tiền phạt, lập ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả cho người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế yêu cầu hoàn trả;
- Trường hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ vào số tiền thuế phải nộp của các tờ khai tiếp theo: Sau khi người nộp thuế phát sinh tiền thuế phải nộp và có văn bản đề nghị bù trừ tiền thuế, cơ quan hải quan căn cứ quyết định hoàn và văn bản đề nghị của người nộp thuế lập chứng từ điều chỉnh khoản thu ngân sách nhà nước hoặc ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước để thực hiện hoàn trả kiêm bù trừ với khoản phải nộp.
Khi người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ:
- Trường hợp người nộp thuế yêu cầu bù trừ, cơ quan hải quan lập ủy nhiệm chi gửi Kho bạc Nhà nước để nộp ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế;
- Người nộp thuế không yêu cầu bù trừ nhưng cơ quan hải quan phát hiện người nộp thuế còn nghĩa vụ phải nộp các khoản tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, các khoản phải nộp khác, bao gồm cả tiền phí, lệ phí còn nợ: cơ quan hải quan thực hiện xử lý theo quy định tại điểm b.1 khoản 1 Điều 132 Thông tư 38/2015/TT-BTC và thông báo cho người nộp thuế.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;