Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định như thế nào?

Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định như thế nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 10 Thông tư 52/2023/TT-BTC quy định như sau:

Đào tạo nghề cho lao động của DNNVV
Lao động của DNNVV đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 4 Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, mỗi người một lần, mức chi theo thông báo của cơ sở đào tạo nghề nghiệp nhưng tối đa không quá mức quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Thông tư số 152/2016/TT-BTC ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng.

Theo đó, lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tham gia khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp hoặc chương trình đào tạo từ 03 tháng trở xuống được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, mỗi người một lần, mức chi theo thông báo của cơ sở đào tạo nghề nghiệp nhưng tối đa không quá 02 triệu đồng/người/khóa học.

Đề được hỗ trợ, người lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Đã làm việc trong doanh nghiệp nhỏ và vừa tối thiểu 06 tháng liên tục trước khi tham gia khoá đào tạo.

Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định như thế nào?

Nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo nghề cho lao động của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định như thế nào?

Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đào tạo qua hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning như thế nào?

Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 52/2023/TT-BTC quy định như sau:

Đào tạo qua hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning
1. Nội dung chi đào tạo về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp qua hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Nghị định số 80/2021/NĐ-CP và quy định tại phần I, khoản 1 phần II, khoản 1 và khoản 2 phần III Mục 6 Phụ lục 3.2 kèm theo Thông tư số 06/2022/TT-BKHĐT.
2. Mức chi:
a) Xây dựng, thuê, mua hệ thống đào tạo trực tuyến; bảo trì, nâng cấp phần mềm, bổ sung, cập nhật các tính năng mới, duy trì và vận hành hệ thống đào tạo trực tuyến; thuê, mua máy chủ, đường truyền; số hóa và nhập dữ liệu, tạo lập thông tin điện tử: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi là Nghị định số 73/2019/NĐ-CP) và quy định của pháp luật có liên quan; các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
b) Xây dựng bài giảng trực tuyến, học liệu điện tử: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 76/2018/TT-BTC ngày 17 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình môn học đối với giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hiện hành liên quan.
c) Tổ chức các hoạt động truyền thông, quảng bá đào tạo trực tuyến: chi phí xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

Như vậy, việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đào tạo qua hệ thống đào tạo trực tuyến E-Learning được thực hiện theo nội dung quy định nêu trên.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định thế nào?

Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.

- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}