Nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa như thế nào theo pháp luật đầu tư Việt Nam? Nhà đầu tư nước ngoài có bị cấm thực hiện đầu tư ngành nghề nào không?

Nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa như thế nào theo pháp luật đầu tư Việt Nam? - Câu hỏi của anh Hào (Bình Định)

Nhà đầu nước ngoài được định nghĩa như thế nào theo pháp luật đầu tư Việt Nam?

Theo quy định tại khoản 18 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 về nhà đầu tư thì Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa như thế nào theo pháp luật đầu tư Việt Nam? Nhà đầu tư nước ngoài có bị cấm thực hiện đầu tư ngành nghề nào không?

Nhà đầu tư nước ngoài được định nghĩa như thế nào theo pháp luật đầu tư Việt Nam? Nhà đầu tư nước ngoài có bị cấm thực hiện đầu tư ngành nghề nào không? (Hình từ Internet)

Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư tại Việt Nam bằng những hình thức nào?

Nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật Việt Nam về đầu tư và đầu tư bằng các hình thức theo quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020 như sau:

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

- Thực hiện dự án đầu tư.

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ Việt Nam.

Trong đó:

- Hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế theo quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư 2020 như sau:

+ Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020;

+ Trước khi thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương, tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập là nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định tại Điều 25 Luật Đầu tư 2020 như sau:

+ Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:

++ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần; cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;

++ Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh thông qua việc mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

++ Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp trên.

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC được quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư 2020:

+ Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 38 của Luật Đầu tư 2020.

+ Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định về tỷ lệ vốn góp khi nhà đầu tư nước ngoài thực hiện đầu tư tại Việt Nam như sau:

Thực hiện hoạt động đầu tư của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
1. Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Nhà đầu tư nước ngoài có bị cấm thực hiện đầu tư ngành nghề nào không?

Theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định những ngành nghề bị cấm hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam như sau:

- Kinh doanh các chất ma túy.

- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật.

- Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên.

- Kinh doanh mại dâm;

- Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

- Kinh doanh pháo nổ;

- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư tại Việt Nam đối với những ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Đầu tư 2020 như sau:

Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
1. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
a) Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
b) Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.

Theo đó, ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường được quy định tại Mục A Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP gồm 25 ngành, nghề chưa tiếp cận thị trường và 59 ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện gồm:

- Kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền nhà nước trong lĩnh vực thương mại.

- Hoạt động báo chí và hoạt động thu thập tin tức dưới mọi hình thức.

- Đánh bắt hoặc khai thác hải sản.

- Dịch vụ điều tra và an ninh.

- Các dịch vụ hành chính tư pháp, bao gồm dịch vụ giám định tư pháp, dịch vụ thừa phát lại, dịch vụ đấu giá tài sản, dịch vụ công chứng, dịch vụ của quản tài viên.

- Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.

- Dịch vụ thu gom rác thải trực tiếp từ các hộ gia đình.

- Dịch vụ thăm dò ý kiến công chúng (thăm dò dư luận).

- Dịch vụ nổ mìn.

- Sản xuất, kinh doanh vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

- Nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

- Dịch vụ bưu chính công ích.

- Thu, mua, xử lý tài sản công tại các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang.

- Kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp và dịch vụ giám định về sở hữu trí tuệ.

Xem toàn bộ danh sách các ngành, nghề hạn chế nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt Nam tại Mục A Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}