Nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định như thế nào? - Câu hỏi của anh Tín (Gia Lai)

Nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 50 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:

Nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp
1. Việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp.
2. Trường hợp sau khi chuyển giao, nếu số liệu có thay đổi, các bên liên quan phối hợp làm rõ nguyên nhân, đưa ra biện pháp xử lý và điều chỉnh lại số liệu chuyển giao chính thức.
3. Số liệu chuyển giao được xác định là số liệu trên báo cáo tài chính năm hoặc quý đã được kiểm toán tại thời điểm gần nhất với thời điểm chuyển giao được lập theo đúng chế độ quy định.
Trường hợp doanh nghiệp chưa có báo cáo tài chính năm hoặc quý đã kiểm toán thì số liệu chuyển giao được xác định là số liệu trên báo cáo tài chính tại thời điểm gần nhất của doanh nghiệp. Cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc doanh nghiệp khi nhận chuyển giao có trách nhiệm thuê dịch vụ kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp và điều chỉnh số liệu chuyển giao (nếu có) theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

Như vậy, việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc chuyển giao nguyên trạng doanh nghiệp.

Nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Nguyên tắc tổ chức thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp được quy định như thế nào?

Quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu khi thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được quy định thế nào?

Căn cứ tại Điều 52 Nghị định 23/2022/NĐ-CP quy định về quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp như sau:

Quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh nghiệp
1. Quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu:
a) Thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp;
b) Thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ theo Biên bản chuyển giao.
2. Quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp:
a) Chịu trách nhiệm về tính chính xác về hồ sơ, số liệu.
b) Thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ theo Biên bản chuyển giao. Đối với trường hợp chuyển giao một phần vốn, tài sản giữa các doanh nghiệp, doanh nghiệp nhận chuyển giao có trách nhiệm kế thừa cả quyền, trách nhiệm pháp lý về hợp đồng kinh tế, trách nhiệm thu hồi nợ, trả nợ, các nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật và các trách nhiệm khác (nếu có).

Theo đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo chủ trương của Thủ tướng Chính phủ và Biên bản chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.

Đồng thời thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ theo Biên bản chuyển giao.

Chính sách đối với lao động khi thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quy định ra sao?

Theo quy định tại Điều 53 Nghị định 23/2022/NĐ-CP về chính sách đối với lao động trong doanh nghiệp khi thực hiện chuyển giao như sau:

Chính sách đối với lao động trong doanh nghiệp khi thực hiện chuyển giao
1. Doanh nghiệp chuyển giao lập danh sách toàn bộ lao động hiện có, danh sách lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi chuyển giao, danh sách người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau chuyển giao, danh sách người lao động nghỉ hưu, danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.
2. Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, doanh nghiệp chuyển giao lập danh sách toàn bộ lao động hiện có, danh sách lao động tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau khi chuyển giao, danh sách người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau chuyển giao, danh sách người lao động nghỉ hưu, danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.

Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động được hưởng chế độ trợ cấp mất việc làm, thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động.

Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật về lao động.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}