Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng xây dựng? Không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hợp đồng xây dựng sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề như sau: Mức xử phạt hành chính đối với hành vi soạn hợp đồng bằng tiếng anh đối với hợp đồng xây dựng áp dụng dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công? Xin cảm ơn!

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định hiện nay?

Căn cứ vào Điều 138 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:

“Điều 138. Quy định chung về hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng gồm:
a) Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
b) Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
c) Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
d) Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
3. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng xây dựng gồm:
a) Các bên hợp đồng phải thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng về phạm vi công việc, yêu cầu chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức và các thỏa thuận khác;
b) Trung thực, hợp tác và đúng pháp luật;
c) Không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
4. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.
5. Hợp đồng xây dựng phải được ký kết và thực hiện phù hợp với quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, việc giao kết và thực hiện hợp đồng xây dựng phải tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định như trên.

Hành vi vi phạm quy định hợp đồng xây dựng áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công sẽ bị xử phạt như thế nào?

Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng xây dựng? Không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hợp đồng xây dựng sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng?

Hợp đồng xây dựng sẽ có hiệu lực khi nào?

Căn cứ vào Điều 139 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:

“Điều 139. Hiệu lực của hợp đồng xây dựng
1. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 138 của Luật này;
c) Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật này.
2. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.”

Như vậy, hợp đồng xây dựng phải đáp ứng đủ tất cả các điều kiện theo quy định nêu trên thì mới có hiệu lực. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.

Xử phạt đối với hành vi không sử dụng tiếng Việt trong hợp đồng xây dựng áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công?

Căn cứ vào Điều 19 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 19. Vi phạm quy định về hợp đồng xây dựng áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP, lập quyết toán vốn đầu tư xây dựng
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi hợp đồng xây dựng không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt theo quy định.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Giá ký kết hợp đồng vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng (trừ khối lượng phát sinh ngoài gói thầu được người quyết định đầu tư cho phép);
b) Điều chỉnh hợp đồng không đúng quy định về trình tự thủ tục, thẩm quyền, điều kiện được điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
c) Mức tạm ứng hợp đồng vượt quá tỷ lệ phần trăm quy định hoặc tạm ứng hợp đồng khi chưa có bảo lãnh tạm ứng theo quy định;
d) Thanh toán hợp đồng xây dựng không đúng số lần thanh toán, giai đoạn thanh toán, thời điểm thanh toán hoặc thời hạn thanh toán quy định trong hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
đ) Quyết toán hoặc thanh lý hợp đồng xây dựng chậm quá thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi chậm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư tư xây dựng để trình người quyết định đầu tư phê duyệt kể từ ngày công trình được ký biên bản nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt khi ký hợp đồng xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này đối với hợp đồng đang thực hiện;
b) Buộc thực hiện đúng giá trúng thầu khi giá ký kết hợp đồng vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này đối với hợp đồng đang thực hiện;
c) Buộc điều chỉnh hợp đồng theo đúng quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này đối với hợp đồng đang thực hiện;
d) Buộc thu hồi giá trị tạm ứng hợp đồng vượt tỷ lệ phần trăm hoặc thu hồi toàn bộ giá trị tạm ứng hợp đồng về tài khoản của chủ đầu tư với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này đối với hợp đồng đang thực hiện;
đ) Buộc thực hiện thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng theo quy định với hành vi quy định tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều này;
e) Buộc trong thời hạn 01 tháng phải hoàn thành việc lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư xây dựng, trình người quyết định đầu tư phê duyệt với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.”

Như vậy, căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định mức xử phạt hành chính đối với từng trường hợp theo quy định nêu trên. Theo đó, hành vi không sử dụng tiếng Việt trong hợp đồng xây dựng áp dụng đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công sẽ bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính thì căn cứ vào hành vi vi phạm thuộc trường hợp nào để xác định biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định trên.

Chú ý: Mức xử phạt hành chính đối theo quy định trên chỉ áp dụng đối với tổ chức vi phạm hành chính. Trường hợp cá nhân vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ bằng 1/2 tổ chức.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

7 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}