Nguyên tắc đăng ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay bao gồm những nguyên tắc như thế nào?

Nguyên tắc đăng ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay bao gồm những nguyên tắc như thế nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội.

Nguyên tắc đăng ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay bao gồm những nguyên tắc như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 44/QĐ-VSD năm 2023 về nguyên tắc đăng ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Nguyên tắc đăng ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
1. Tổ chức phát hành phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đăng ký trái phiếu tại VSDC trong thời hạn quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 65/2022/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 153/2020/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định 65/2022/NĐ-CP).
2. Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đăng ký tại VSDC là trái phiếu có mệnh giá theo quy định pháp luật.
3. Tổ chức phát hành làm thủ tục đăng ký trái phiếu trực tiếp với VSDC hoặc thông qua công ty chứng khoán.

Theo đó, 3 nguyên tắc đăng ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ được thực hiện như sau:

- Tổ chức phát hành phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đăng ký trái phiếu tại VSDC trong thời hạn quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 153/2020/NĐ-CP (sau đây viết tắt là Nghị định 65/2022/NĐ-CP).

- Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đăng ký tại VSDC là trái phiếu có mệnh giá theo quy định pháp luật.

- Tổ chức phát hành làm thủ tục đăng ký trái phiếu trực tiếp với VSDC hoặc thông qua công ty chứng khoán.

Nguyên tắc đăng ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay bao gồm những nguyên tắc như thế nào?

Nguyên tắc đăng ký trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay bao gồm những nguyên tắc như thế nào? (Hình từ internet) 

Tổ chức nào tham gia hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Căn cứ tại Điều 15 Thông tư 30/2023/TT-BTC quy định các tổ chức tham gia hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như sau:

(1) Các tổ chức thực hiện chuyển giao trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trên hệ thống tài khoản lưu ký tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam bao gồm:

- Thành viên lưu ký thực hiện thanh toán đối với giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của chính mình và cho khách hàng của thành viên lưu ký;

- Tổ chức mở tài khoản trực tiếp thực hiện thanh toán đối với giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của chính mình.

(2) Ngân hàng thanh toán thực hiện thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là ngân hàng thương mại được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước lựa chọn theo quy định tại Điều 69 Luật Chứng khoán và Điều 167, Điều 168 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.

Việc thanh toán tiền được thực hiện trên hệ thống tài khoản tiền gửi của ngân hàng thanh toán theo nghĩa vụ thanh toán tiền do Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định và ủy quyền của thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp cho ngân hàng thanh toán thực hiện thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

(3) Thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp tham gia vào hệ thống thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ phải đáp ứng yêu cầu của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam về kết nối hệ thống, quy trình nghiệp vụ để thực hiện chức năng thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

(4) Thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp phải kết nối hệ thống, đảm bảo thực hiện theo quy trình nộp, rút, chuyển khoản, so khớp số dư tiền thanh toán giao dịch trái phiếu riêng lẻ của ngân hàng thanh toán để thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

(5) Ngân hàng thanh toán chịu trách nhiệm bồi thường cho Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp các chi phí và thiệt hại phát sinh trong trường hợp không thực hiện hoạt động thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ theo đúng quy định do lỗi của ngân hàng thanh toán.

(6) Thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp, ngân hàng thanh toán thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 41, Điều 42, Điều 43 Thông tư 119/2020/TT-BTC và quy định pháp luật khác có liên quan.

Điều chỉnh số lượng trái phiếu đăng ký giao dịch khi mua lại trái phiếu trước hạn phải tuân thủ nguyên tắc như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 30/2023/TT-BTC hướng dẫn vấn đề này như sau:

Đăng ký giao dịch, hủy bỏ đăng ký giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
...
3. Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện điều chỉnh số lượng trái phiếu đăng ký giao dịch trong trường hợp doanh nghiệp phát hành mua lại trước hạn, hoán đổi, chuyển đổi trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ một phần hoặc doanh nghiệp phát hành thay đổi kỳ hạn của trái phiếu nhưng có trường hợp người sở hữu trái phiếu không chấp thuận việc thay đổi kỳ hạn trái phiếu dẫn đến doanh nghiệp phát hành phải thực hiện thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho những người sở hữu trái phiếu này theo phương án phát hành đã công bố quy định tại Điều 2 Nghị định số 08/2023/NĐ-CP.

Theo đó, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội thực hiện điều chỉnh số lượng trái phiếu đăng ký giao dịch trong trường hợp doanh nghiệp phát hành mua lại trước hạn, hoán đổi, chuyển đổi trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ một phần hoặc doanh nghiệp phát hành thay đổi kỳ hạn của trái phiếu nhưng có trường hợp người sở hữu trái phiếu không chấp thuận việc thay đổi kỳ hạn trái phiếu dẫn đến doanh nghiệp phát hành phải thực hiện thanh toán gốc, lãi trái phiếu cho những người sở hữu trái phiếu này theo phương án phát hành đã công bố dựa trên nguyên tắc:

- Tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP.

- Trường hợp kéo dài kỳ hạn của trái phiếu thì thời gian tối đa không quá 02 năm so với kỳ hạn tại phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư.

- Đối với người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

Trường hợp có người sở hữu trái phiếu không chấp thuận phương án đàm phán thì doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với người sở hữu trái phiếu theo phương án phát hành trái phiếu đã công bố cho nhà đầu tư (kể cả trường hợp việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu đã được người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu trở lên chấp thuận).

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}