Người từ bao nhiêu tuổi thì được đi hiến máu? Người hiến máu nặng bao nhiêu ký mới đạt tiêu chuẩn?
Người từ bao nhiêu tuổi thì được đi hiến máu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT có quy định như sau:
Tiêu chuẩn người hiến máu
Người hiến máu là người có đủ tiêu chuẩn về tuổi, sức khỏe và các điều kiện khác, cụ thể như sau:
1. Tuổi: từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.
Theo như quy định trên, người đủ tiêu chuẩn đi hiến máu là người từ đủ 18 tuổi đến 60 tuổi.
Người từ bao nhiêu tuổi thì được đi hiến máu? Người hiến máu nặng bao nhiêu ký mới đạt tiêu chuẩn?
Nặng bao nhiêu ký thì mới đạt tiêu chuẩn đi hiến máu?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT và điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT có quy định như sau:
Tiêu chuẩn người hiến máu
,,,
2. Sức khỏe:
a) Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ, 45 kg đối với nam giới được phép hiến máu toàn phần; người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg được phép hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần; người có cân nặng 45 kg trở lên được phép hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.
b) Người có cân nặng ít nhất là 50 kg được phép hiến các thành phần máu bằng gạn tách; người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml; Người có cân nặng ít nhất là 60 kg được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml.
Theo như quy định trên, tiêu chuẩn sức khỏe của người hiến máu được quy định như sau:
- Hiến máu toàn phần:
+ Người có cân nặng ít nhất là 42 kg đối với phụ nữ,
+ Người có cân nặng ít nhất 45 kg đối với nam giới.
- Hiến không quá 250 ml máu toàn phần mỗi lần
Người có cân nặng từ 42 kg đến dưới 45 kg
- Hiến máu toàn phần không quá 09 ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần:
Người có cân nặng 45 kg trở lên.
- Hiến các thành phần máu bằng gạn tách:
Người có cân nặng ít nhất là 50 kg
Người hiến máu có thể hiến một hoặc nhiều thành phần máu trong mỗi lần gạn tách, nhưng tổng thể tích các thành phần máu hiến không quá 500 ml
- Được phép hiến tổng thể tích các thành phần máu hiến mỗi lần không quá 650 ml:
Người có cân nặng ít nhất là 60 kg
Tiêu chuẩn xét nghiệm đạt chuẩn của người hiến máu là gì? Tiêu chuẩn về lâm sàng của người hiến máu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định tiêu chuẩn xét nghiệm đạt chuẩn của người hiến máu như sau:
- Đối với người hiến máu toàn phần và hiến các thành phần máu bằng gạn tách: nồng độ hemoglobin phải đạt ít nhất bằng 120 g/l; nếu hiến máu toàn phần thể tích trên 350 ml phải đạt ít nhất 125 g/l.
- Đối với người hiến huyết tương bằng gạn tách: nồng độ protein huyết thanh toàn phần phải đạt ít nhất bằng 60g/l và được xét nghiệm trong thời gian không quá 01 tháng;
- Đối với người hiến tiểu cầu, bạch cầu hạt, tế bào gốc bằng gạn tách: số lượng tiểu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 150´109/l.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định tiêu chuẩn về lâm sàng của người hiến máu như sau:
- Tỉnh táo, tiếp xúc tốt;
- Huyết áp tâm thu trong khoảng từ 100 mmHg đến dưới 160 mmHg và tâm trương trong khoảng từ 60 mmHg đến dưới 100 mmHg;
- Nhịp tim đều, tần số trong khoảng từ 60 lần đến 90 lần/phút;
- Không có một trong các biểu hiện sau: gày, sút cân nhanh (trên 10% cân nặng cơ thể trong thời gian 6 tháng); da xanh, niêm mạc nhợt; hoa mắt, chóng mặt; vã mồ hôi trộm; hạch to xuất hiện nhiều nơi; sốt; phù; ho, khó thở; tiêu chảy; xuất huyết các loại; có các tổn thương, dấu hiệu bất thường trên da.
Người hiến máu phải xuất trình những giấy tờ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 26/2013/TT- BYT quy định như sau:
Đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu
1. Người hiến máu, thành phần máu phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu, giấy chứng minh quân đội, công an, giấy phép lái xe, thẻ công tác, thẻ học sinh, sinh viên, thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.
2. Người đăng ký hiến máu, thành phần máu phải điền đầy đủ thông tin vào Bảng hỏi tình trạng sức khỏe người hiến máu được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Các cơ sở tiếp nhận máu phải tổ chức quản lý thông tin người hiến máu theo mẫu hồ sơ quản lý được quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này. Các thông tin cá nhân về người hiến máu phải được bảo mật, chỉ được sử dụng với mục đích bảo đảm sức khỏe người hiến máu và phòng ngừa lây truyền bệnh cho người bệnh nhận máu.
Theo như quy định trên, người hiến máu, thành phần máu phải xuất trình một trong các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân
- Hộ chiếu
- Giấy chứng minh quân đội, công an,
- Giấy phép lái xe,
- Thẻ công tác,
- Thẻ học sinh, sinh viên,
- Thẻ hiến máu hoặc giấy xác nhận nhân thân do cơ quan, tổ chức, đoàn thể, chính quyền địa phương cấp.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;