Người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại sẽ được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp những nội dung nào?

Người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại sẽ được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp những nội dung nào? Câu hỏi của bạn Q.T ở Hà Giang

Người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại sẽ được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp những nội dung nào?

Tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT có quy định về quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp như sau:

Quy trình và nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
...
2. Nội dung khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

a) Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp để ghi phần tiền sử tiếp xúc nghề nghiệp trong sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp;

b) Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này và các chuyên khoa để phát hiện bệnh nghề nghiệp trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm quy định tại Thông tư số 15/2016/TT-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y tế quy định bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội;
c) Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản;
d) Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);
đ) Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 14/2013/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại điểm b, điểm d Khoản 2 Điều này;
e) Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại thì người sử dụng lao động phải tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Nội dung khám vụ thể như sau:

- Khai thác đầy đủ các thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử bệnh tật của bản thân và gia đình, thời gian tiếp xúc yếu tố có hại có thể gây bệnh nghề nghiệp

- Khám đầy đủ nội dung theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT này và các chuyên khoa. Tải nội dung khám chuyên khoa phát hiện bệnh nghề nghiệp trong danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.

- Đối với lao động nữ phải khám thêm chuyên khoa phụ sản

- Thực hiện các xét nghiệm khác liên quan đến yếu tố có hại trong môi trường lao động (nếu cần);

- Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe định kỳ theo Thông tư 28/2016/TT-BYT thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám bổ sung các nội dung còn lại theo quy định tại điểm b, điểm d khoản 2 Điều 9 Thông tư 28/2016/TT-BYT;

- Đối với những bệnh nghề nghiệp không nằm trong Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm xã hội phải khám đầy đủ các chuyên khoa theo chỉ định của bác sỹ khám bệnh nghề nghiệp.

Người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại sẽ được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp những nội dung nào?

Người lao động làm công việc nặng nhọc độc hại sẽ được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp những nội dung nào?

Để được hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp, người lao động phải đáp ứng những điều kiện gì?

Tại Điều 16 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Điều kiện hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
2. Đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

Theo đó, người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí để khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:

- Có thời gian đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

- Đã được phát hiện bệnh nghề nghiệp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp.

Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm gì với người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp?

n cứ tại Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp như sau:

- Sơ cứu, cấp cứu cho NLĐ, tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị

- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định như sau:

+ Đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

++ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả

++ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5%

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với không tham gia bảo hiểm y tế;

-Trả đủ tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

- Bồi thường mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra:

+ Ít nhất 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân NLĐ bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động: là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

- Trợ cấp cho người do lỗi của chính họ gây ra Khoản tiền ít nhất bằng 40% mức bồi thường tại điểm d với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

- Giới thiệu để người lao động được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động

- Thời hạn bồi thường, trợ cấp 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

- Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu ngươi lao động còn tiếp tục làm việc;

- Trường hợp người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp trên, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}