Người khuyết tật đặc biệt nặng không có nơi nương tựa thì xử lý như thế nào? Cơ sở tiếp nhận người khuyết tật có được hưởng trợ cấp không?

Tôi muốn hỏi người khuyết tật đặc biệt nặng không có nơi nương tựa thì xử lý như thế nào? - câu hỏi của chị Thy (Bảo Lộc)

Người khuyết tật đặc biệt nặng không có nơi nương tựa thì xử lý như thế nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 45 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:

Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa, không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Theo đó, người khuyết tật đặc biệt nặng không nơi nương tựa sẽ được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Người khuyết tật đặc biệt nặng không có nơi nương tựa thì xử lý như thế nào? Cơ sở tiếp nhận người khuyết tật có được hưởng trợ cấp không?

Người khuyết tật đặc biệt nặng không có nơi nương tựa thì xử lý như thế nào? Cơ sở tiếp nhận người khuyết tật có được hưởng trợ cấp không?

Cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận người khuyết tật có được hưởng trợ cấp xã hội không?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 45 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:

Nuôi dưỡng người khuyết tật trong cơ sở bảo trợ xã hội
...
2. Nhà nước cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này cho các cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:
a) Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;
b) Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;
c) Mua thẻ bảo hiểm y tế;
d) Mua thuốc chữa bệnh thông thường;
đ) Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;
e) Mai táng khi chết;
g) Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ.

Theo đó, nhà nước sẽ cấp kinh phí nuôi dưỡng người khuyết tật cho các cơ sở trợ cấp xã hội bao gồm:

- Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng;

- Mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày;

- Mua thẻ bảo hiểm y tế;

- Mua thuốc chữa bệnh thông thường;

- Mua dụng cụ, phương tiện hỗ trợ phục hồi chức năng;

- Mai táng khi chết;

- Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với người khuyết tật là nữ

Cơ sở chăm sóc người khuyết tật là những cơ sở nào? Trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật ra sao?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 47 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:

Cơ sở chăm sóc người khuyết tật
...
2. Cơ sở chăm sóc người khuyết tật bao gồm:
a) Cơ sở bảo trợ xã hội;
b) Cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật;
c) Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập;
d) Cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác.

Căn cứ vào Điều 48 Luật Người khuyết tật 2010 quy định như sau:

Trách nhiệm của cơ sở chăm sóc người khuyết tật
1. Tuân thủ điều kiện hoạt động của cơ sở chăm sóc người khuyết tật; thực hiện đầy đủ các quy chuẩn về nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật tương ứng với từng loại cơ sở.
2. Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Như vậy, cơ sở chăm sóc người khuyết tật bao gồm:

- Cơ sở bảo trợ xã hội;

-Cơ sở dịch vụ hỗ trợ người khuyết tật;

- Trung tâm hỗ trợ người khuyết tật sống độc lập;

- Cơ sở chăm sóc người khuyết tật khác

Các cơ sở này có trách nhiệm:

-Tuân thủ điều kiện hoạt động của cơ sở chăm sóc người khuyết tật; thực hiện đầy đủ các quy chuẩn về nuôi dưỡng, cung cấp dịch vụ tư vấn, trợ giúp người khuyết tật tương ứng với từng loại cơ sở.

- Thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất chưa bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.

Việc thông tin, truyền thông nhằm phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật được thực hiện thế nào?

Tại Điều 13 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về vấn đề thông tin, truyền thông nhằm phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật được thực hiện như sau:

- Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật nhằm phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi về vấn đề khuyết tật; chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

- Nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật bao gồm:

+ Quyền, nghĩa vụ của người khuyết tật;

+ Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người khuyết tật;

+ Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình đối với người khuyết tật;

+ Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật và các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật;

+ Chống kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật.

- Thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật phải bảo đảm chính xác, rõ ràng, thiết thực; phù hợp với truyền thống văn hóa, đạo đức xã hội.

- Trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật:

+ Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật;

+ Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật cho nhân dân trên địa bàn địa phương;

+ Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm ưu tiên về dung lượng, vị trí đăng trên báo in, báo điện tử; về thời điểm, thời lượng phát sóng thông tin, truyền thông, giáo dục về vấn đề khuyết tật trên đài phát thanh, đài truyền hình theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.


Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}