Người dân sử dụng pháo hoa như thế nào trong dịp Tết Âm lịch để được xem là hợp pháp? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong sử dụng pháo hoa?

Tôi muốn hỏi sử dụng pháo như thế nào trong dịp Tết Âm lịch để được xem là hợp pháp? - câu hỏi của chị Pháo (Tuyên Quang)

Đốt pháo như thế nào trong dịp Tết Âm lịch để được xem là hợp pháp?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Theo đó, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo trong dịp Tết, Lễ, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm

Pháo hoa mà người dân được phép sử dụng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Theo các quy định trên thì vào dịp Tết, người dân được phép mua và đốt các loại pháo hoa chỉ có âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian mà không gây tiếng nổ - gọi chung là pháo hoa không nổ.

Đồng thời căn cứ tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Sử dụng pháo hoa
...
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Theo đó, việc mua pháo hoa không nổ phải được thực hiện tại nơi sản xuất, kinh doanh đã được Nhà nước cấp phép, cho phép hoạt động sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21 (hay còn gọi là Nhà máy Z121) là đơn vị duy nhất được Bộ Quốc phòng cho phép sản xuất và phân phối các sản phẩm pháo hoa. Như vậy, muốn mua pháo hoa để đốt Tết thì người dân có thể đến các cửa hàng pháo hoa thuộc Nhà máy Z121 trên cả nước.

Như vậy, người dân cần lưu ý những điều sau đây để đốt pháo được hợp pháp:

- Sử dụng pháo hoa trong dịp Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

- Chỉ được phép mua và đốt các loại pháo hoa chỉ có âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian mà không gây tiếng nổ - gọi chung là pháo hoa không nổ.

- Mua pháo hoa không nổ tại Công ty TNHH Một thành viên Hóa chất 21 (hay còn gọi là Nhà máy Z121) là đơn vị duy nhất được Bộ Quốc phòng cho phép sản xuất và phân phối các sản phẩm pháo hoa.

Địa chỉ mua pháo hoa hợp pháp tại TP. Hồ Chí Minh:

Cửa hàng pháo hoa số 1:

Địa chỉ: Số 1048 tỉnh lộ 15, xã Trung An, huyện Củ Chi

Điện thoại: 0903014474 - 0912418068.

Cửa hàng pháo hoa số 3:

Địa chỉ: C13/D51, ấp 5A, Nguyễn Văn Linh, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh

Điện thoại: 0938196778 - 0923383838.

Người dân sử dụng pháo hoa như thế nào trong dịp Tết Âm lịch để được xem là sử dụng hợp pháp?

Người dân sử dụng pháo hoa như thế nào trong dịp Tết Âm lịch để được xem là sử dụng hợp pháp? (Hình từ Internet)

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong sử dụng pháo hoa?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong sử dụng pháo hoa như sau:

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

- Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

- Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

- Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.

- Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.

- Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.

- Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.

- Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

Người dân sử dụng pháo hoa trái phép sẽ bị xử phạt hành chính?

Căn cứ vào khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
b) Vận chuyển hoặc tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Không thử nghiệm, kiểm định, đánh giá và đăng ký theo quy định của pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa trước khi được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Việt Nam;
d) Tàng trữ, vận chuyển trái phép các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, công cụ hỗ trợ;
đ) Vận chuyển, tàng trữ trái phép đồ chơi nguy hiểm bị cấm;
e) Bán tiền chất thuốc nổ cho tổ chức, doanh nghiệp khi tổ chức, doanh nghiệp đó chưa được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
g) Làm mất vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ được trang bị;
h) Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
i) Sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép;
k) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa vũ khí, công cụ hỗ trợ có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Theo đó, nếu người dân đốt pháo hoa trái phép có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đên 10.000.000 đồng.

Đồng thời phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và Biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính

Lưu ý: Trên đây là mức phạt đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt được nhân đôi.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}