Người có hành vi thoái mạ, xúc phạm nhân phẩm của Kiểm sát viên tham gia tố tụng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Người có hành vi thoái mạ, xúc phạm nhân phẩm của Kiểm sát viên tham gia tố tụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì? - Câu hỏi của anh Linh (Cà Mau)

Người có hành vi thoái mạ, xúc phạm nhân phẩm của Kiểm sát viên tham gia tố tụng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì?

Căn cứ tại Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 139 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp
1. Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp;
b) Hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.

Như vậy, người có hành vi xúc phạm nhân phẩm của Kiểm sát viên tại phiên tòa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội gây rối trật tự phiên tòa.

Cụ thể, người có hành vi xúc phạm Kiểm sát viên có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 02 năm.

Trường hợp hành vi trên dẫn đến phải dừng phiên tòa hoặc thực hiện hành hung Kiểm sát viên có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Người có hành vi thoái mạ, xúc phạm nhân phẩm của Kiểm sát viên tham gia tố tụng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Người có hành vi thoái mạ, xúc phạm nhân phẩm của Kiểm sát viên tham gia tố tụng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ internet)

Xúc phạm nhân phẩm của Kiểm sát viên đang tham gia phiên tòa thì được phân loại nhóm tội phạm nào?

Căn cứ tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Theo đó, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Kiểm sát viên đang tham gia phiên tòa có thể bị phạt tiền lên đến 100 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 02 năm.

Trường hợp hành vi trên dẫn đến phải dừng phiên tòa hoặc thực hiện hành hung Kiểm sát viên có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

Như vậy, Tội gây rối trật tự phiên tòa được phân loại nhóm tội phạm ít nghiêm trọng.

Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Kiểm sát viên đang tham gia phiên tòa thì thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về nội dung này như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Như vậy, thoái mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Kiểm sát viên đang tham gia phiên tòa thì thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự là 05 năm từ ngày tội phạm được thực hiện.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}