Nghiện ma túy có đi nghĩa vụ quân sự 2024 không? Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024 khám những nội dung gì?

Nghiện ma túy có đi nghĩa vụ quân sự 2024 không? Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024 khám những nội dung gì? Câu hỏi của bạn Q.P ở Hà Nội

Nghiện ma túy có đi nghĩa vụ quân sự 2024 không?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe tuyển quân như sau:

Tiêu chuẩn tuyển quân
...
3. Tiêu chuẩn sức khỏe:
a) Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16/2016/TTLT-BYT-BQP ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
b) Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều này, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
c) Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.

Theo quy định nêu trên thì người nghiện ma túy sẽ không được gọi nhập ngũ vào Quân đội.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP có 06 mức điểm để chỉ tình trạng sức khỏe như sau:

- Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

- Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

- Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

- Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

- Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

- Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

Theo Mục 4 Chương I Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định về phân loại sức khỏe về các bệnh thần kinh, tâm thần thì người nghiện ma túy (opiate) thuộc điểm 6 chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

Như vậy, đi đến kết luận, người nghiện ma túy sẽ không đủ điều kiện về tiêu chuẩn sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự 2024.

Nghiện ma túy có đi nghĩa vụ quân sự 2024 không? Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024 khám những nội dung gì?

Nghiện ma túy có đi nghĩa vụ quân sự 2024 không? Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024 khám những nội dung gì? (Hình từ Internet)

Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024 khám những nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, việc khám nghĩa vụ quân sự được thực hiện 02 vòng: Vòng sơ tuyển và Vòng khám chi tiết.

Theo đó, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2024 được hiện theo 2 vòng với các nội dung khám như sau:

Vòng 1: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

- Sơ tuyển sức khỏe do Trạm y tế xã tiến hành dưới sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế huyện.

- Căn cứ vào kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ của Hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương, lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện gọi khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự trên địa bàn được giao quản lý;

- Tổ chức sơ tuyển sức khỏe theo các nội dung sau:

+ Phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe về thể lực, dị tật, dị dạng và những bệnh lý thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự;

+ Khai thác tiền sử bệnh tật bản thân và gia đình.

- Hoàn chỉnh và xác nhận tiền sử bệnh tật bản thân và thông tin của công dân được gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo quy định tại Mục I Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP;

- Lập danh sách những công dân mắc các bệnh thuộc Danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự theo Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, báo cáo Hội đồng Nghĩa vụ quân sự xã;

- Tổng hợp, thống kê, báo cáo kết quả sơ tuyển sức khỏe theo Mẫu 2 và Mẫu 5b Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Vòng 2: Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự:

- Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.

- Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;

- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;

- Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung sau:

+ Khám thể lực: Khi khám thể lực, người được khám phải bỏ mũ, nón, không đi giày hoặc dép (chân đất, đầu trần): Nếu là nam giới phải cởi hết quần áo dài, áo lót, chỉ mặc 1 quần đùi. Nếu là nữ giới mặc quần dài, áo mỏng.

++ Đo chiều cao: Người đ­­ược đo phải đứng ở tư­­ thể thẳng, 2 gót chân chạm vào nhau, 2 tay buông thõng tự nhiên, mắt nhìn ngang, tầm nhìn là 1 đ­­ường thẳng nằm ngang song song với mặt đất.

++ Đo vòng ngực (đối với nam giới): Vòng đo qua ngực vuông góc với trục thân đi qua núm vú ở phía trước, qua 2 bờ d­­ưới xư­­ơng bả vai ở phía sau. Dùng th­­ước dây đo, ng­­ười được đo hít thở bình thường.

+ Khám mắt: Ng­­ười đọc phải che mắt 1 bên bằng 1 miếng bìa cứng (không che bằng tay) và khi đọc cả 2 mắt đều mở (1 mắt mở sau bìa che). Cự ly giữa bảng tới chỗ đứng của người đọc là 5m.

+ Khám răng: Kiểm tra răng sâu, mất răng và các bệnh về răng miệng

Công dân được kiểm tra về tình trạng răng sâu, mất răng. Trong đó, có kiểm tra về tình trạng răng giả. Ngoài ra, còn kiểm tra về các bệnh răng miệng như viêm cuống răng, viêm tủy, tủy hoại tử,…

+ Khám tai - mũi - họng: Đo sức nghe (khi nói thầm và nói thường), kiểm tra chóng mặt mê nhĩ, biểu hiện, viêm họng mạn tính.

+ Khám tâm thần và thần kinh: Kiểm tra ra mồ hôi tay, chân (chia làm các mức độ: nhẹ, vừa, nặng), các bệnh cơ, bệnh nhược cơ, bệnh máy cơ.

+ Khám nội khoa: Khám các bệnh về huyết áp, tim mạch

Đồng thời khi khám nội khoa, công dân còn được khám các bệnh như bệnh đại, trực tràng; bệnh gan; các bệnh phế quản…

+ Khám da liễu: Khám các bệnh liên quan đến da liễu như nấm da, nấm móng, bệnh da mọng nước. Đặc biệt còn khám các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai I, II, III...

+ Khám ngoại khoa: Tại phần khám ngoại khoa, công dân sẽ được yêu cầu khám từng ng­­­ười một ở nơi đủ ánh sáng, ng­­­ười đ­­ược khám chổng mông, tự banh rộng hậu môn và rặn mạnh. Đây là phương pháp dùng để kiểm tra bệnh trĩ.

Ngoài ra, còn khám các bệnh ngoại khoa khác như giãn tĩnh mạch thừng tinh, bàn chân bẹt.

+ Khám sản phụ khoa: Khám sản phụ khoa phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Phòng khám phải kín đáo, nghiêm túc.

Khi khám phụ khoa cố gắng bố trí cán bộ chuyên môn là nữ. Đối với nữ thanh niên, màng trinh chư­­­a rách thì chỉ khám nắn bụng, không khám mỏ vịt, không thăm âm đạo, chỉ khám qua hậu môn những tr­­­ường hợp cần thiết. Đối với ng­­­ười màng trinh đã rách cũ, khi có nghi ngờ bệnh phụ khoa thì khám bằng dụng cụ qua âm đạo để xác định chẩn đoán.

Nếu không có cán bộ chuyên khoa phụ sản thì chỉ định bác sĩ ngoại khoa thay thế, nh­­­ưng phải có nhân viên nữ tham dự. Không sử dụng y sĩ để khám, phân loại bệnh tật.

Kết quả khám sản phụ khoa được ghi vào phần khám ngoại khoa, da liễu.

Đi khám nghĩa vụ quân sự cần mang theo các loại giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, quy định khi công dân đi khám nghĩa vụ quân sự cần xuất trình các giấy tờ như sau:

- Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;

- Giấy chứng minh nhân dân; căn cước công dân

- Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

Nguyễn Văn Phước Độ

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}