Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS thế nào?

Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS thế nào?

Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS thế nào?

Ngày 28/10/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).

Tải về Toàn văn Nghị định 141/2024/NĐ-CP

Theo đó, tại Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định về cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch như sau:

- Cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy được thực hiện theo một trong các hình thức sau:

+ Cung cấp miễn phí bơm kim tiêm sạch thông qua các chương trình, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật. Bơm kim tiêm sạch cung cấp miễn phí phải được in rõ trên bao bì hoặc nhãn phụ dòng chữ "Cung cấp miễn phí, không được bán";

+ Bán thương mại bơm kim tiêm sạch theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế.

- Cơ quan, tổ chức, đơn vị phụ trách hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có trách nhiệm:

+ Phát triển mạng lưới các điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch miễn phí và thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng;

+ Tổ chức hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.

- Mạng lưới tổ chức cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch và thu gom bơm kim tiêm đã qua sử dụng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP gồm:

+ Nhân viên y tế, nhân viên tiếp cận cộng đồng thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP;

+ Điểm cung cấp bơm kim tiêm sạch cố định.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện kinh doanh mua bán bơm kim tiêm theo quy định của pháp luật về quản lý thiết bị y tế được phép cung cấp bơm kim tiêm sạch theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 141/2024/NĐ-CP.

- Việc cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV thực hiện theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quản lý thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan: Công an; Lao động, Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai hoạt động cung cấp, hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV;

+ Quản lý các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia triển khai hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV;

+ Giám sát, theo dõi, đánh giá, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện hoạt động cung cấp và hướng dẫn sử dụng bơm kim tiêm sạch trong can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV.

Nghị định 141/2024 quy định chi tiết Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV/AIDS thế nào? (Hình từ internet)

Thuốc kháng HIV miễn phí được phân phối như thế nào?

Căn cứ tại Điều 51 Nghị định 141/2024/NĐ-CP quy định về phân phối thuốc kháng HIV miễn phí như sau:

- Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, cung ứng và tổ chức phân phối thuốc kháng HIV cho các đối tượng được Nhà nước cấp miễn phí thuốc kháng HIV quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.

- Việc phân phối thuốc do tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tài trợ được thực hiện như sau:

+ Đối với thuốc kháng HIV tài trợ cho Chính phủ thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm tiếp nhận, phê duyệt kế hoạch nhu cầu, phân phối và điều tiết thuốc kháng HIV trên phạm vi toàn quốc;

+ Đối với thuốc kháng HIV tài trợ cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan chuyên môn về y tế được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp hoặc ủy quyền chịu trách nhiệm tiếp nhận, phê duyệt kế hoạch nhu cầu, phân phối và điều tiết thuốc kháng HIV trên địa bàn quản lý.

- Đối với thuốc kháng HIV dùng để điều trị dự phòng cho người bị phơi nhiễm với HIV trong các trường hợp: tai nạn rủi ro nghề nghiệp, rủi ro của kỹ thuật y tế, khi tham gia cứu nạn thì cơ quan được giao nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm dự phòng cơ số thuốc theo kế hoạch quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 141/2024/NĐ-CP tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.

Như vậy, thuốc kháng HIV miễn phí được phân phối được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.

Tổ chức tư vấn về phòng chống HIV/AIDS theo Nghị định 141/2024?

Căn cứ Điều 38 Nghị định 141/2024/NĐ-CP có quy định về tổ chức tư vấn về phòng chống HIV/AIDS như sau:

- Tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS bao gồm:

+ Cơ sở y tế;

+ Cơ sở ngoài y tế.

- Điều kiện tổ chức hoạt động tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS thực hiện như sau:

+ Đối với cơ sở y tế quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định 141/2024/NĐ-CP đã có giấy phép hoạt động theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, hoặc quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc giấy chứng nhận đầu tư, hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khi triển khai tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS cần đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2021/NĐ-CP.

+ Cơ sở ngoài y tế quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Nghị định 141/2024/NĐ-CP đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 63/2021/NĐ-CP.

- Trước khi chính thức hoạt động ít nhất 05 ngày làm việc, tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Nghị định 141/2024/NĐ-CP gửi Thông báo hoạt động tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS theo Mẫu số 17 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 141/2024/NĐ-CP đến Sở Y tế nơi tổ chức từ vấn đặt trụ sở chính.

- Hình thức tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS gồm:

+ Tư vấn cá nhân;

+ Tư vấn nhóm.

- Tổ chức triển khai hoạt động tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 22 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006.

- Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trên địa bàn quản lý hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động về tư vấn phòng, chống HIV/AIDS.

*Nghị định 141/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}