Nghị định 118/2024 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự về chế độ ăn, mặc đối với phạm nhân thế nào?

Nghị định 118/2024 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự về chế độ ăn, mặc đối với phạm nhân thế nào?

Nghị định 118/2024 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự về chế độ ăn, mặc đối với phạm nhân thế nào?

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự. Trong đó, quy định rõ các chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế đối với phạm nhân.

Tại Điều 7 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định Chế độ ăn đối với phạm nhân như sau:

- Phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm: 17 kg gạo tẻ; 15 kg rau xanh; 1 kg thịt lợn; 1 kg cá; 0,5 kg đường; 0,75 lít nước mắm; 0,2 lít dầu ăn; 0,1 kg bột ngọt; 0,5 kg muối; gia vị khác (tương đương 0,5 kg gạo tẻ); chất đốt (tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than).

+ Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.

+ Chế độ ăn trong các ngày lễ, Tết của phạm nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật và khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự 2019.

+ Phạm nhân lao động thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng tổng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.

- Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định trên, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân và phải thông qua hệ thống lưu ký và căng-tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của cơ sở giam giữ.

- Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống vệ sinh, an toàn thực phẩm.

- Mỗi phân trại của cơ sở giam giữ phạm nhân được tổ chức ít nhất một bếp ăn tập thể. Định mức dụng cụ cấp dưỡng của một bếp tập thể dùng cho 100 phạm nhân gồm: 01 tủ đựng thức ăn có lưới hoặc kính che kín, 03 chảo to, 01 chảo nhỏ, 01 nồi to dùng trong 03 năm; các loại dao, thớt, chậu rửa bát, rổ, rá, bát, đũa dùng trong 01 năm và các dụng cụ, trang thiết bị cấp dưỡng cần thiết khác phục vụ việc nấu ăn và chia khẩu phần ăn cho phạm nhân.

+ Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 01 mâm ăn của 06 phạm nhân bao gồm 01 lồng bàn, 01 xoong đựng cơm, 01 xoong đựng canh dùng trong 02 năm; 02 đĩa thức ăn, 01 bát đựng nước chấm, 01 muôi múc cơm, 01 muôi múc canh dùng trong 01 năm.

+ Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 01 phạm nhân ăn riêng theo suất gồm 01 cặp lồng có 04 ngăn hoặc khay có 05 ngăn bằng nhựa chuyên dùng đựng đồ ăn cơm và 01 thìa ăn cơm bằng nhựa dùng trong 02 năm.

- Phạm nhân được sử dụng diện, nước đảm bảo yêu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Nghị định 118/2024 quy định chi tiết Luật Thi hành án hình sự về chế độ ăn đối với phạm nhân ra sao?

Nghị định 118/2024 hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự về chế độ ăn, mặc đối với phạm nhân thế nào? (Hình từ Internet)

Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân

Tại Điều 8 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chế độ mặc và tư trang của phạm nhân như sau:

- Phạm nhân được cấp: 2 bộ quần áo dài bằng vải thường theo mẫu thống nhất/năm; 2 bộ quần áo lót/năm; 2 khăn mặt/năm; 2 chiếu cá nhân/năm; 2 đôi dép/năm; 1 mũ (đối với phạm nhân nam) hoặc 1 nón (đối với phạm nhân nữ)/năm; 1 áo mưa nilông/năm; 4 bàn chải đánh răng/năm; 600 g kem đánh răng/năm; 3,6 kg xà phòng/năm; 800 ml dầu gội đầu/năm; 1 màn/03 năm; 1 chăn/04 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 2 kg, các tỉnh còn lại cấp chăn sợi); 1 áo ấm/3 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp);

Phạm nhân nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 2 kg gạo tẻ/người/tháng.

- Phạm nhân tham gia lao động, học nghề mỗi năm được phát 2 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác.

Mẫu, màu quần áo và phương tiện bảo hộ lao động của phạm nhân do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân

Tại Điều 9 Nghị định 118/2024/NĐ-CP quy định chế độ chăm sóc y tế đối với phạm nhân gồm:

- Phạm nhân khi đến cơ sở giam giữ được y tế của cơ sở giam giữ tổ chức khám, lập phiếu khám sức khỏe.

Trong thời gian phạm nhân chấp hành án phạt tù, cơ sở giam giữ phạm nhân căn cứ vào điều kiện, thời gian chấp hành án phạt tù của phạm nhân và tình hình cụ thể phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản hoặc cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu hoặc bệnh viện Quân đội nơi cơ sở giam giữ phạm nhân đóng để tổ chức khám sức khỏe cho phạm nhân định kỳ ít nhất 02 năm/lần.

Cụ thể: Đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, kiểm tra các thông số về nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể, khám lâm sàng toàn diện theo các chuyên khoa, cận lâm sàng theo chỉ định của bác sĩ và lưu kết quả vào hồ sơ phạm nhân để quản lý, theo dõi sức khỏe của phạm nhân.

Chi phí khám sức khỏe định kỳ cho phạm nhân được thanh toán theo khung giá quy định của Bộ Y tế. Cơ sở giam giữ phạm nhân thường xuyên có biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống thiên tai, tai nạn thương tích.

- Phạm nhân khi đến cơ sở giam giữ, bị bệnh, bị thương tích được khám bệnh và điều trị tại cơ sở y tế của cơ sở giam giữ phạm nhân. Trường hợp phạm nhân bị bệnh nặng hoặc thương tích vượt quá khả năng điều trị thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân quyết định trích xuất đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trên địa bàn đơn vị đóng quân phù hợp với tình trạng bệnh để điều trị và thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của phạm nhân đó biết để phối hợp chăm sóc, điều trị.

Trường hợp vượt quá khả năng điều trị của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó thì căn cứ chỉ định của Thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân xem xét, quyết định việc điều trị tiếp theo; đồng thời phải báo cáo Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh (đối với trại tạm giam và nhà tạm giữ do Công an cấp tỉnh quản lý), Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng (đối với trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý), Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu (đối với trại giam do quân khu quản lý). Chế độ ăn, cấp phát thuốc điều trị, bồi dưỡng cho phạm nhân điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ phạm nhân do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản; cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu; bệnh viện quân đội nơi có cơ sở giam giữ phạm nhân bố trí quỹ đất trong khuôn viên bệnh viện để xây dựng khu điều trị riêng cho phạm nhân.

Trường hợp không còn quỹ đất thì bố trí tối thiểu từ 03 buồng bệnh riêng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để điều trị cho phạm nhân và phải đảm bảo về an ninh, trật tự, thuận lợi cho công tác quản lý phạm nhân. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bố trí y sĩ, bác sĩ đến khám và điều trị cho bệnh nhân theo quy định.

Đối với bệnh viện quân đội theo tuyến nơi có cơ sở giam giữ phạm nhân, các buồng bệnh riêng sử dụng khi có phạm nhân điều trị; khi không có phạm nhân điều trị, bệnh viện có thể sử dụng để điều trị cho bệnh nhân khác. Trường hợp trước khi xây dựng quy hoạch bệnh viện mới phải thông báo cho cơ sở giam giữ phạm nhân biết, phối hợp khảo sát, bố trí quỹ đất và thiết kế xây dựng.

- Tiền thuốc chữa bệnh thông thường cho phạm nhân được cấp tương đương 03 kg gạo tẻ/phạm nhân/tháng.

- Đối với phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, trong khi chờ Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án phạt tù ra quyết định trưng cầu giám định pháp y tâm thần, Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tâm thần của Nhà nước hoặc bệnh viện cấp quân khu nơi đơn vị đóng quân tổ chức khám và điều trị theo quy định của pháp luật.

- Đối với phạm nhân có tiền sử nghiện ma túy và các chất kích thích, căn cứ điều kiện, khả năng trại giam tổ chức khám bệnh, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng; trường hợp phạm nhân xét nghiệm có kết quả dương tính với ma túy và các chất kích thích thì phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tổ chức cai nghiện theo quy định.

- Phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS, lao, các bệnh truyền nhiễm và bệnh mạn tính khác được chăm sóc, điều trị theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nghị định 118/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/11/2024.


LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}