Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào? Thanh tra cơ yếu có vị trí, chức năng ra sao?

Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào? Thanh tra cơ yếu có vị trí, chức năng ra sao? chị H.T - Hà Nội

Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào?

Ngày 11/01/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều, khoản và biện pháp thi hành Luật Thanh tra, bao gồm:

- Quy đinh tại điểm c khoản 2 Điều 18 về Thanh tra Tổng cục, Cục được thành lập tại Tổng cục, Cục thuộc Bộ có phạm vi đối tượng quản lý nhà nước chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội;

- Quy đinh tại điểm b khoản 2 Điều 26 về Thanh tra sở tại sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp;

- Quy đinh tại Điều 34 về việc thành lập cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ;

- Quy đinh tại khoản 2 Điều 35 về nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ;

- Quy đinh tại khoản 2 Điều 36 về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;

- Quy đinh tại khoản 3 Điều 37 về hoạt động thanh tra và việc thực hiện kết luận thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành;

- Quy đinh tại khoản 3 Điều 38 về người được giao thực nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành;

- Tổ chức, hoạt động thanh tra trong cơ quan cơ yếu Chính phủ.

- Chế độ bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

- Nghị định 03/2024/NĐ-CP áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính phủ, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Tổng cục, Cục và tương đương thuộc Bộ; Thanh tra Cơ yếu, Chánh Thanh tra Cơ yếu; Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Chánh Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Thanh tra sở, Chánh Thanh tra sở; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành, thành viên Đoàn thanh tra chuyên ngành; đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

- Nghị định 03/2024/NĐ-CP không áp dụng đối với tổ chức các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào? Thanh tra cơ yếu có vị trí, chức năng ra sao?

Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành như thế nào? Thanh tra cơ yếu có vị trí, chức năng ra sao?

Thanh tra cơ yếu có vị trí, chức năng ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định thanh tra cơ yếu có vị trí và chức năng như sau:

- Thanh tra Cơ yếu là cơ quan của Ban Cơ yếu Chính phủ, giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, chữ ký số chuyên dùng công vụ, mật mã dân sự, bảo đảm không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cơ yếu; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra Cơ yếu chịu sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.

Thanh tra cơ yếu có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định thanh cơ yếu có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

- Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra Cơ yếu có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

+ Tham mưu, xây dựng, báo cáo Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành hoặc cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện quy định về tổ chức, hoạt động của Thanh tra Cơ yếu;

+ Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Ban Cơ yếu Chính phủ, trình Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;

+ Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Ban Cơ yếu Chính phủ;

+ Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ; thanh tra chuyên ngành trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, chữ ký số chuyên dùng công vụ, mật mã dân sự;

+ Thanh tra vụ việc khác khi được Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ giao;

+ Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Cơ yếu, quyết định xử lý về thanh tra của Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ;

+ Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra.

- Giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

- Giúp Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện quản lý về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

Nghị định 03/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/3/2024.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}