Ngày đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM Đợt 1? Lịch đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM Đợt 1?
Lịch đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM Đợt 1? Ngày đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM Đợt 1?
Dưới đây là lịch đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM Đợt 1 và Đợt 2 chính thức:
HOẠT ĐỘNG | THỜI GIAN ĐỢT 1 | THỜI GIAN ĐỢT 2 |
Mở đăng ký dự thi | 20/1 – 20/2/2025 | 17/4 – 7/5/2025 |
Thông báo phiếu dự thi cho thí sinh | 22/3/2025 | 24/5/2025 |
Tổ chức thi | 30/3/2025 | 1/6/2025 |
Chấm thi | 31/3 – 15/4/2025 | 2/6 – 15/6/2025 |
Thông báo kết quả | 16/4/2025 | 16/6/2025 |
Đợt 1 của kỳ thi diễn ra tại 25 địa phương: Thừa Thiên - Huế, Bình Phước, Tây Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, Lâm Đồng, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Đợt 2 được tổ chức tại 11 địa phương: Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, An Giang, Lâm Đồng, TP HCM.
=> Như vậy, Lịch đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM Đợt 1 như sau:
+ Mở đăng ký dự thi: 20/1 – 20/2/2025
+ Thông báo phiếu dự thi cho thí sinh: 22/3/2025
+ Tổ chức thi: 30/3/2025
+ Chấm thi: 31/3 – 15/4/2025
+ Thông báo kết quả: 16/4/2025
=> Như vậy, ngày đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM Đợt 1 là từ: 20/1 – 20/2/2025
Ngày đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM Đợt 1? Lịch đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 TPHCM Đợt 1? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh trung học là gì?
Căn cứ tại Điều 34, Điều 35 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của học sinh trung học như sau:
Nhiệm vụ của học sinh trung học:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Quyền của học sinh trung học:
- Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hóa, thể thao của nhà trường theo quy định.
- Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lóp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 33 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
- Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện.
- Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.
- Được chuyển trường nếu đủ điều kiện theo quy định; thủ tục chuyển trường thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài ra sao?
Căn cứ tại Điều 31 Luật Giáo dục đại học 2012 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
- Xây dựng và thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giảng dạy, nghiên cứu khoa học; xây dựng đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập; bảo đảm chất lượng và thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục đại học; tổ chức hoạt động đào tạo, cấp phát văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức và hoạt động theo quyết định cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo.
- Công khai cam kết chất lượng đào tạo, công khai về nguồn lực và tài chính.
- Chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Định kỳ báo cáo về tình hình hoạt động và giải trình theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành, cơ quan có thẩm quyền và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đặt trụ sở và hoạt động.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người học, giảng viên và những người lao động khác, kể cả trong trường hợp chấm dứt hoặc buộc phải chấm dứt hoạt động trước thời hạn.
- Tôn trọng pháp luật, phong tục, tập quán của Việt Nam.
- Được Nhà nước bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];