Những điểm mới đáng chú ý tại Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt từ 01/7/2024?

Những điểm mới đáng chú ý tại Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt từ 01/7/2024? chị B.H-Hà Nội

Những điểm mới đáng chú ý tại Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt từ 01/7/2024?

Ngày 15/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Dưới đây là những nội dung đáng chú ý:

Thứ nhất, Bổ sung quy định về tiền điện tử:

Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã bổ sung một số quy định về tiền điện tử. Trong đó:

- Định nghĩa tiền điện tử là gì theo khoản 12 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.

- Quy định cụ thể các hình thức thể hiện của tiền điện tử được sử dụng trong hoạt động thanh toán bao gồm ví điện tử, thẻ trả trước theo Điều 6 Nghị định 52/2024/NĐ-CP

Thứ hai, Bổ sung quy định về thanh toán quốc tế:

- Tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã bổ sung quy định để làm rõ khái niệm thanh toán quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế.

- Quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài, thực hiện dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế tại Điều 5 Nghị định 52/2024/NĐ-CP.

Thứ ba, Sửa đổi, bổ sung quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán:

- Tại Điều 9 đến Điều 16 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan để phù hợp hơn với thực tiễn, như quy định về mở và sử dụng tài khoản thanh toán; ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán; phong tỏa tài khoản thanh toán; xử lý sau khi chấm dứt phong tỏa; các trường hợp đóng tài khoản thanh toán; xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán...

Thứ tư, Bổ sung quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng đối vơi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích.

- Tại Điều 18 đến Điều 20 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã bổ sung quy định về dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.

Trong đó: quy định cụ thể phạm vi các chủ thể được cung ứng (gồm ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích); quy định điều kiện và hồ sơ, quy trình, thủ tục để được NHNN chấp thuận, thu hồi văn bản về hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

Những điểm mới đáng chú ý tại Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt từ 01/7/2024?

Những điểm mới đáng chú ý tại Nghị định 52/2024/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt từ 01/7/2024?

Hành vi nào bị nghiêm cấm khi thanh toán không dùng tiền mặt?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi thanh toán không dùng tiền mặt gồm có như sau:

- Sửa chữa, tẩy xóa phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán không đúng quy định pháp luật; làm giả phương tiện thanh toán, chứng từ thanh toán; lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả.

- Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, đánh cắp dữ liệu, phá hoại, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.

- Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán.

- Tiết lộ, cung cấp thông tin về số dư trên tài khoản thanh toán, số dư thẻ ngân hàng, số dư ví điện tử và các giao dịch thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không đúng theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán, ví điện tử nặc danh, mạo danh; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; thuê, cho thuê, mua, bán, mở hộ thẻ ngân hàng (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh); lấy cắp, thông đồng để lấy cắp, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán, thông tin thẻ ngân hàng, thông tin ví điện tử.

- Phát hành, cung ứng và sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp.

- Thực hiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi chưa được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Thực hiện cung ứng dịch vụ thanh toán mà không phải là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

- Thực hiện, tổ chức thực hiện hoặc tạo điều kiện thực hiện các hành vi: sử dụng, lợi dụng tài khoản thanh toán, phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gian lận, lừa đảo, kinh doanh trái pháp luật và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Tẩy xóa, thay đổi nội dung, mua, bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, làm giả Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Ủy thác, giao đại lý cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động được phép theo Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Gian lận, giả mạo các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép.

- Hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Chủ tài khoản thanh toán có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nhưng cung cấp thông tin hoặc cam kết không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cho các bên có quyền, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật về giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng nhà nước về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt như sau:

- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; quy định việc quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt.

- Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia; tham gia tổ chức, giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán quan trọng khác trong nền kinh tế; giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán.

- Chấp thuận bằng văn bản việc tham gia hệ thống thanh toán quốc tế. của ngân hàng thương mại, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

- Chấp thuận và thu hồi văn bản hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích.

- Kiểm tra, thanh tra và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt của các tổ chức, cá nhân.

- Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán; chủ trị, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc quản lý hoạt động thanh toán quốc tế.

Nghị định 52/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}