Năm 2028 là năm con gì? Năm 2028 là mệnh gì? Tết Âm lịch 2028 vào ngày bao nhiêu? Tết Âm lịch 2028 có được bắn pháo hoa không?

Năm 2028 là năm con gì? Năm 2028 là mệnh gì? Tết Âm lịch 2028 vào ngày bao nhiêu? Tết Âm lịch 2028 có được bắn pháo hoa không?

Năm 2028 là năm con gì? Năm 2028 là mệnh gì?

Thông tin dưới đây cung cấp về: "Năm 2028 là năm con gì? Năm 2028 là mệnh gì?

Năm 2028 là năm Mậu Thân theo âm lịch, tức năm con Khỉ.

Cụ thể:

Năm 2028 bắt đầu từ ngày 26/01/2028 (mùng 1 Tết Âm lịch) và kết thúc vào ngày 12/02/2029 theo lịch dương.

Thiên can: Mậu

Địa chi: Thân

Năm 2028 theo âm lịch là năm Mậu Thân, thuộc mệnh Đại Trạch Thổ (tức mệnh Thổ – Đất nền nhà) trong ngũ hành.

Đặc điểm của người mệnh Đại Trạch Thổ:

Tính cách: Người mệnh này thường có sự linh hoạt, thích ứng tốt với hoàn cảnh, và suy nghĩ cẩn thận. Họ có tinh thần sáng tạo và không bị bó buộc trong khuôn khổ.

Công việc: Thường thành công trong những lĩnh vực yêu cầu sự khéo léo, giao tiếp và xây dựng mối quan hệ.

Tình cảm: Họ là người nhiệt tình, sống có trách nhiệm, nhưng đôi lúc hơi thất thường vì tính cách linh hoạt của mình.

Người sinh năm 2028 sẽ mang các đặc trưng kết hợp giữa Thiên can Mậu (thuộc Thổ) và Địa chi Thân (thuộc Kim), tạo nên sự vững chắc, thông minh và khả năng tổ chức tốt.

Người sinh năm Mậu Thân thường được cho là thông minh, nhanh nhẹn, và có sự sáng tạo, giống như đặc tính của loài khỉ.

*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo

Thông tin trên cung cấp về: "Năm 2028 là năm con gì? Năm 2028 là mệnh gì?"

Năm 2028 là năm con gì? Năm 2028 là mệnh gì? Tết Âm lịch 2028 vào ngày bao nhiêu?

Năm 2028 là năm con gì? Năm 2028 là mệnh gì? Tết Âm lịch 2028 vào ngày bao nhiêu?

Tết Âm lịch 2028 vào ngày bao nhiêu?

Thông tin dưới đây cung cấp về: "Tết Âm lịch 2028 vào ngày bao nhiêu?"

Để biết được: "Tết Âm lịch 2028 vào ngày bao nhiêu?" xem chi tiết lịch âm tháng 1 2028 dưới đây

LỊCH ÂM THÁNG 1 2028

Theo lịch trên, Tết Âm lịch 2028 vào ngày vào ngày 1/1/2028 âm lịch, trúng thứ 4.

Tết Âm lịch 2028 vào ngày 26/1/2028 dương lịch.

Dịp Tết Âm lịch 2028 được bắn pháo hoa không?

Căn cứ tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về sử dụng pháo hoa như sau:

Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa

Theo đó, người dân được phép sử dụng pháp hoa trong Lễ tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Tuy nhiên, người dân chỉ được được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
...
b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Như vậy, theo các quy định trên thì Tết âm lịch 2025 người dân được sử dụng pháo hoa có hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.

Lưu ý: người dân chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Cụ thể tại Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa:
....
2.Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Theo đó, chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải đáp ứng các điều kiện:

- Phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường.

- Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy.

- Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn

- Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.

Như vậy, người dân cần lưu ý mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa đạt điều kiện trên để sử dụng hợp pháp.

Tiền lương làm việc vào ngày Tết 2028 Âm lịch được tính thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, trường hợp người lao động làm vào ngày nghỉ tết thì người lao động được hưởng lương, ít nhất 300% chưa kể tiền lương ngày tết đối với người lao động hưởng lương ngày.

Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ tết.

Như vậy, đi làm dịp Tết Âm lịch thì tiền lương được tính như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}