Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tầng ô dôn từ ngày 25/8/2022 là bao nhiêu?

Xin chào Lawnet, tôi muốn hỏi về vấn đề sau: Hiện nay thì tôi không tìm được quy định nào về xử phạt hành vi không bảo vệ tầng ô dôn. Cho tôi hỏi trong thời gian tới thì có quy định nào về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định bảo vệ tầng ô dôn không? Xin cảm ơn!

Tầng ô dôn là gì?

Căn cứ vào khoản 34 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 định nghĩa về tầng ô dôn như sau:

“Điều 3. Giải thích từ ngữ
34. Tầng ô-dôn là một lớp trong tầng bình lưu của Trái Đất, có tác dụng bảo vệ Trái Đất khỏi các bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời.”

Theo đó, tầng ô dôn là một lớp nằm ở tần bình lưu của Trái Đất và bảo về Trái Đất khỏi các bức xạ có hại của tia cực tím.

Làm thế nào để bảo vệ tầng ô dôn hiệu quả?

Căn cứ vào Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã quy định về bảo vệ tầng ô dôn như sau:

“Điều 92. Bảo vệ tầng ô-dôn
1. Bảo vệ tầng ô-dôn là hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm ngăn ngừa sự suy giảm tầng ô-dôn, hạn chế tác động có hại của bức xạ cực tím từ Mặt Trời.
2. Nội dung bảo vệ tầng ô-dôn bao gồm:
a) Quản lý hoạt động sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tiêu thụ và loại trừ các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát trong khuôn khổ điều ước quốc tế về bảo vệ tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
b) Thực hiện việc thu gom, tái chế, tái sử dụng hoặc tiêu hủy các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên về bảo vệ tầng ô-dôn trong thiết bị có các chất này khi không còn sử dụng;
c) Phát triển và ứng dụng công nghệ, thiết bị sử dụng các chất không làm suy giảm tầng ô-dôn, chất thân thiện khí hậu.
7. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng chất thuộc danh mục quy định tại điểm b khoản 3 Điều này thực hiện việc chuyển đổi công nghệ bảo vệ tầng ô-dôn được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của Luật này và pháp luật về chuyển giao công nghệ.
8. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Theo đó, việc bảo vệ tầng ô dôn hiện nay sẽ được dựa vào các nội dung được quy định như trên.

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tầng ô dôn từ ngày 25/8/2022?

Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tầng ô dôn từ ngày 25/8/2022 là bao nhiêu?

Xử phạt thế nào khi tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ tầng ô dôn?

Căn cứ vào Điều 46 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 46. Vi phạm các quy định về bảo vệ tầng ô-dôn
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đăng ký sử dụng các chất được kiểm soát ban hành theo Danh mục quy định tại điểm b khoản 3 Điều 92 Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi là các chất được kiểm soát);
b) Không xây dựng lộ trình phù hợp để thay thế, loại bỏ chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo quy định;
c) Không nộp báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát theo thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không lập báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát định kỳ theo quy định;
b) Cung cấp thông tin không đúng, không đầy đủ trong báo cáo tình hình sử dụng các chất được kiểm soát.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kỹ thuật viên thực hiện thu gom các chất được kiểm soát không có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận phù hợp theo quy định;
b) Không sử dụng thiết bị phù hợp cho hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ các chất được kiểm soát theo quy định;
c) Không có quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn các chất được kiểm soát theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 09 tháng đến 12 tháng đối với các vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chuyển giao các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát cần xử lý theo đúng quy định cho đơn vị có chức năng xử lý và chịu mọi chi phí phát sinh đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 7 Điều này;
c) Buộc tiêu hủy các chất và thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát bị cấm và chịu mọi chi phí phát sinh đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này;
d) Buộc xây dựng quy trình thu gom, vận chuyển, lưu giữ an toàn theo quy định đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.”

Theo đó, căn cứ vào hành vi vi phạm quy định về bảo vệ tầng ô dôn để xác định hình thức xử phạt và mức xử phạt hành chính phù hợp theo quy định nêu trên.

Ngoài ra, căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả cần phải thực hiện theo quy định nêu trên.

Chú ý, các mức xử phạt hành chính theo quy định nêu trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ gấp 02 lần so với cá nhân.

Nghị định 45/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 25/8/2022.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

90 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}