Mức xử phạt đối với doanh nghiệp cố ý cho thuê lại người lao động quá thời hạn là bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt đối với doanh nghiệp cố ý cho thuê lại người lao động quá thời hạn là bao nhiêu tiền? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Cho thuê lại người lao động được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc cho thuê lại lao động cụ thể như sau:

Cho thuê lại lao động
1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.

Như vậy, việc cho thuê lại lao động được quy định như sau:

- Người lao động kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động.

- Việc cho thuê lại lao động chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

- Chỉ áp dụng việc cho thuê lại lao động đối với một số công việc theo quy định.

Mức xử phạt đối với doanh nghiệp cố ý cho thuê lại người lao động quá thời hạn là bao nhiêu tiền?

Mức xử phạt đối với doanh nghiệp cố ý cho thuê lại người lao động quá thời hạn là bao nhiêu tiền?

Người sử dụng lao động cho thuê lại người lao động trong thời hạn bao lâu?

Theo Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động cụ thể như sau:

Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công, giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.

Như vậy, người sử dụng lao động cho thuê lại người lao động trong thời hạn không quá 12 tháng.

Trong 12 tháng này bên thuê lại người lao động cũng phải có nghĩa vụ đầy đủ giống như một người sử dụng lao động đã xác lập hợp đồng.

Mức xử phạt đối với doanh nghiệp cố ý cho thuê lại người lao động quá thời hạn là bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ban hành về việc xử lý vi phạm quy định về cho thuê lại lao động như sau:

Vi phạm quy định về cho thuê lại lao động
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động để hoạt động cho thuê lại lao động;
b) Cho thuê lại lao động để thực hiện công việc không thuộc danh mục các công việc được thực hiện cho thuê lại lao động;
c) Cho thuê lại lao động đối với người lao động vượt quá 12 tháng;
d) Sửa chữa, làm sai lệch văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp; gia hạn; cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động đã được cấp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
e) Giả mạo Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
g) Giả mạo văn bản, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp; gia hạn; cấp lại Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
h) Không đảm bảo một trong các điều kiện để được cấp giấy phép theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối với việc người sử dụng lao động là tổ chức cố ý cho thuê lại người lao động quá thời hạn sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đến 100.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiệm trong của vụ việc

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}