Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là bao nhiêu?

Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là bao nhiêu? - Câu hỏi của anh Chả (TP. HCM)

Thế nào là kinh doanh hàng không chung?

Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 92/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
3. Kinh doanh vận tải hàng không bao gồm hai hình thức kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung.
a) Kinh doanh vận chuyển hàng không là việc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu gửi bằng đường hàng không nhằm mục đích sinh lợi.
b) Kinh doanh hàng không chung là hoạt động hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi bằng tàu bay trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ theo quy định tại Điều 21 Luật hàng không dân dụng Việt Nam.

Như vậy có thể hiểu kinh doanh hàng không chung là hoạt động hàng không chung nhằm mục đích sinh lợi bằng tàu bay trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ theo quy định tại Điều 21 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014), cụ thể như sau:

- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; thủ tục cấp, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, Giấy chứng nhận loại; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.

Tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của người lái trên thiết bị bay đó.

Phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các loại khí cầu và mô hình bay.

Khí cầu là thiết bị bay mà lực nâng được tạo bởi chất khí chứa trong vỏ bọc của nó, bao gồm khí cầu bay có người điều khiển và khí cầu bay không có người điều khiển.

Mô hình bay bao gồm các loại tàu lượn được mô phỏng theo hình dáng, kiểu cách các loại máy bay, được gắn động cơ, được điều khiển bằng vô tuyến hoặc chương trình lập sẵn; các loại dù bay và diều bay có hoặc không có người điều khiển, trừ các loại diều bay dân gian.

Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là bao nhiêu?

Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là bao nhiêu?

Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 92/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP) quy định như sau:

Điều kiện về vốn
1. Mức vốn tối thiểu (bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay) để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển hàng không:
a) Khai thác đến 10 tàu bay: 300 tỷ đồng Việt Nam;
b) Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 600 tỷ đồng Việt Nam;
c) Khai thác trên 30 tàu bay: 700 tỷ đồng Việt Nam.
2. Mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung: 100 tỷ đồng Việt Nam.
3. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện:
a) Nhà đầu tư nước ngoài chiếm không quá 34% vốn điều lệ;
b) Phải có ít nhất một cá nhân Việt Nam hoặc một pháp nhân Việt Nam giữ phần vốn điều lệ lớn nhất;
c) Trường hợp pháp nhân Việt Nam có vốn đầu tư nước ngoài góp vốn thì phần vốn góp nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ của pháp nhân.

Như vậy, mức vốn tối thiểu để thành lập và duy trì doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung là 100 tỷ đồng Việt Nam.

Doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung cần duy trì số lượng tàu bay tối thiểu là bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 92/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 89/2019/NĐ-CP) về nội dung này như sau:

Điều kiện về phương án bảo đảm có tàu bay khai thác
1. Phương án bảo đảm có tàu bay khai thác bao gồm các nội dung sau đây:
a) Số lượng, chủng loại tàu bay, tuổi của tàu bay;
b) Hình thức chiếm hữu;
c) Phương án khai thác, bảo dưỡng và nguồn nhân lực bảo đảm khai thác, bảo dưỡng tàu bay.
2. Số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không tối thiểu là 03 tàu bay đối với kinh doanh vận chuyển hàng không; tối thiểu là 01 tàu bay đối với kinh doanh hàng không chung.

Theo đó, số lượng tàu bay duy trì trong suốt quá trình kinh doanh vận tải hàng không chung tối thiểu là 01 tàu bay.


LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}