Mức phạt khi chạy xe bằng một bánh đối với xe hai bánh là bao nhiêu? Chạy xe bằng một bánh có bị tước bằng lái xe?
Mức xử phạt khi chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh là bao nhiêu?
Theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
h) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
i) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
Như vậy, hành vi điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh có thể phạt tiền lên đến 8.000.000 đồng.
Mức phạt khi chạy xe bằng một bánh đối với xe hai bánh là bao nhiêu? Chạy xe bằng một bánh có bị tước bằng lái xe? (Hình từ internet)
Người điều khiển xe chạy bằng một bánh mà không dừng lại theo hiệu lệnh của Cảnh sát giao thông thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về nội dung này như sau:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
9. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này mà gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ.
Như vậy, người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có hành vi điều khiển xe chạy bằng một bánh có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 14 triệu đồng khi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát giao thông.
Người điều khiển xe chạy bằng một bánh có bị tước bằng lái xe không?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2 Điều này bị tịch thu thiết bị phát tín hiệu ưu tiên lắp đặt, sử dụng trái quy định;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Như vậy, người điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh ngoài phạt tiền còn có thể bị tước bằng lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng và bị tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;