Mức Lương Công chứng viên trước và sau khi thực hiện cải cách tiền lương ngày 1/7/2024 tính là bao nhiêu?
- Lương Công chứng viên trước khi thực hiện cải cách tiền lương ngày 1/7/2024 tính như thế nào?
- Lương của Công chứng viên sau khi thực hiện cải cách tiền lương ngày 1/7/2024 tính như thế nào?
- Nguyên tắc xây dựng bậc lương mới cho các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Lương Công chứng viên trước khi thực hiện cải cách tiền lương ngày 1/7/2024 tính như thế nào?
Căn cứ Điều 34 Luật Công chứng 2014 quy định về hình thức hành nghề của công chứng viên, cụ thể như sau:
Hình thức hành nghề của công chứng viên
1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
a) Công chứng viên của các Phòng công chứng;
b) Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.
2. Việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chứng viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.
Việc ký và thực hiện hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động.
Theo đó mức lương hiện nay của công chứng viên theo nơi hành nghề như sau:
- Công chứng viên của các Phòng công chứng: tức là viên chức sẽ được hưởng mức lương theo quy định mức lương của viên chức, cụ thể:
Căn cứ Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì công thức tính mức lương của các dối tượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng áp dụng mức lương cơ sở thì công thức tính mức lương như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x hệ số lương hiện hưởng
Trong đó, mức lương cơ sở hiện nay là: 1.800.000 đồng/tháng (Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
- Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động
Theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, công chứng viên sẽ được chi trả các mức lương phù hợp theo thoả thuận giữa hai bên trong hợp đồng lao động tuy nhiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nên trên.
Mức Lương Công chứng viên trước và sau khi thực hiện cải cách tiền lương ngày 1/7/2024 tính là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lương của Công chứng viên sau khi thực hiện cải cách tiền lương ngày 1/7/2024 tính như thế nào?
- Công chứng viên của các Phòng công chứng (đã là viên chức):
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 trong việc xây dựng bảng lương mới đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công), sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Trong đó, xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo. Lương cơ bản của Công chứng viên là viên chức sau khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ được tính dựa trên bảng lương mới này.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương của viên chức khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bao gồm:
- Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương);
- Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương);
- Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, sau khi thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01/7/2024 thì tiền lương Công chứng viên là viên chức sẽ được xây dựng theo công thức như sau:
Lương Công chứng viên là viên chức = Lương cơ bản + phụ cấp (nếu có) + tiền thưởng (nếu có).
- Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động
Vừa qua đã có Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định mức lương tối thiểu tăng 6% so với mức hiện hành áp dụng từ ngày 01/7/2024.
Theo đó, dự kiến công chứng viên sẽ được chi trả các mức lương phù hợp theo thoả thuận giữa hai bên trong hợp đồng lao động tuy nhiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng dưới đây:
Khi chốt tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 lên 6% vào 01/7/2024, lúc này tăng lương tối thiểu vùng 2024 sẽ tăng lên các mức như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.960.000 (tăng thêm 280.000 đồng) | 23.800 |
Vùng II | 4.410.000 (tăng 250.000 đồng) | 21.000 |
Vùng III | 3.860.000 (tăng 220.000 đồng) | 18.600 |
Vùng IV | 3.450.000 (tăng 200.000 đồng) | 16.600 |
Nguyên tắc xây dựng bậc lương mới cho các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức theo Nghị quyết 27 như thế nào?
Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, khi thực hiện cải cách tiền lương, mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc sau:
- Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau;
- Điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;
- Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;