Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động theo quy định hiện nay cao nhất là bao nhiêu tiền?

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động theo quy định hiện nay cao nhất là bao nhiêu tiền? Câu hỏi của bạn T.A ở Gia Lai.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Căn cứ vào Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 giải thích như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Như vậy, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Các chế độ bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia, có các chế độ sau đây: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình có các chế độ sau đây: Hưu trí, tử tuất

- Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động theo quy định hiện nay cao nhất là bao nhiêu tiền?

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động theo quy định hiện nay cao nhất là bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cao nhất hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ Mục 3 Thông báo 2651/TB-BHXH năm 2023 của Bảo hiểm xã hội TP.HCM về mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có nội dung như sau:

Từ ngày 01/7/2023, mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm y tế cao nhất bằng 36.000.000 đồng/tháng.

Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cao nhất bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng, cụ thể:

- Vùng I là 93.600.000 đồng/tháng.

- Vùng II là 83.200.000 đồng/tháng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện từ 01/7/2023 là bao nhiêu?

Quy định tại Mục 4 Thông báo 2651/TB-BHXH năm 2023 của Bảo hiểm xã hội TP.HCM có hướng dẫn về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, cụ thể

Mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện hàng tháng sẽ do người tham gia tự chọn:

- Thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng.

- Cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở là 36.000.000 đồng.

Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm.

Mức hỗ trợ cụ thể:

- Hộ nghèo (30%): 1.500.000 x 22% x 30% = 99.000 đồng/tháng.

- Hộ cận nghèo (25%): 1.500.000 x 22% x 25% = 82.500 đồng/tháng.

- Người tham gia khác (10%): 1.500.000 x 22% x 10% = 33.000 đồng/tháng.

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội được quy định thế nào?

Căn cứ vào Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.

Như vậy, nguyên tắc bảo hiểm xã hội hiện nay được thực hiện theo 5 nội dung nêu trên.

Võ Thị Mai Khanh

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}