Một số thủ tục hành chính được chuẩn hóa và bãi bỏ trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp?

Ngày 30/5/2022 Bộ Tư pháp công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa, bị bãi bỏ trong lĩnh vực thi hành án dân sự, vậy cho hỏi có bao nhiêu thủ tục được chuẩn hóa và bãi bỏ? Thủ tục hành chính đã được Bộ tư pháp chuẩn hóa thì địa phương có được quy định chi tiết thêm hay không? Tôi cảm ơn!

Ngày 30/5/2022 Bộ Tư pháp đã ra quyết định công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa, thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp trong đó có 12 thủ tục hành chính được chuẩn hóa và 3 thủ tục hành chính cấp trung ương, 3 thủ tục hành chính cấp tỉnh và 2 thủ tục hành chính cấp huyện bị bãi bỏ.

Thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp là gì?

Theo Quyết định 1247/QĐ-BTP năm 2022 về việc công bố thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp như sau:

- Thủ tục hành chính cấp tỉnh do Cục Thi hành án dân sự; Phòng Thi hành án cấp quân khu thực hiện bao gồm:

+ Yêu cầu thi hành án dân sự

+ Nhận tài sản đã kê biên để trừ vào tiền được thi hành án

+ Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên

+ Đề nghị miễn, giảm phí thi hành án

+ Đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án

+ Xác nhận kết quả thi hành án

- Thủ tục hành chính cấp huyện do Chi cục Thi hành án dân sự thực hiện bao gồm:

+ Yêu cầu thi hành án dân sự

+ Nhận tài sản đã kê biên để trừ vào tiền được thi hành án

+ Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên

+ Đề nghị miễn, giảm phí thi hành án

+ Đề nghị miễn, giảm chi phí cưỡng chế thi hành án

+ Xác nhận kết quả thi hành án

Chuẩn hóa và bãi bỏ một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp bao gồm những gì?

Chuẩn hóa và bãi bỏ một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp bao gồm những gì?

Thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp là gì?

Theo Quyết định 1247/QĐ-BTP năm 2022 về việc công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực thi hành án dân sự thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp như sau:

- Thủ tục hành chính cấp trung ương bao gồm:

+ Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự

+ Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự (lần 1)

+ Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự (lần 2)

- Thủ tục hành chính cấp tỉnh bao gồm:

+ Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự

+ Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự (lần 1)

+ Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự (lần 2)

- Thủ tục hành chính cấp huyện bao gồm:

+ Giải quyết tố cáo về thi hành án dân sự

+ Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự

Ghi chú: Lý do bãi bỏ thủ tục hành chính: Các thủ tục này đã được công bố tại Quyết định số 1328/QĐ-BTP ngày 01/6/2020. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 12, Điều 142 và Điều 159 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 07/8/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính thì các thủ tục này không còn đáp ứng đủ điều kiện của thủ tục hành chính, vì vậy được đưa ra khỏi danh mục thủ tục hành chính.

Thủ tục hành chính đã được Bộ tư pháp chuẩn hóa thì địa phương có được quy định chi tiết thêm hay không?

Theo Phụ lục X ban hành kèm Thông tư 02/2017/TT-VPCP quy định:

- Rà soát, đánh giá sự phù hợp của thủ tục hành chính và các quy định liên quan đến thủ tục hành chính (TTHC) với yêu cầu triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo cơ sở cho Bộ, ngành, địa phương sửa đổi, hoàn thiện quy định thủ tục hành chính và lựa chọn thủ tục hành chính để xây dựng lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) khả thi, hiệu quả.

- Việc rà soát, đánh giá tập trung vào 02 nội dung:

+ Sự phù hợp của nội dung quy định thủ tục hành chính với yêu cầu, tiêu chuẩn thực hiện dịch vụ công trực tuyến theo các mức độ.

+ Sự ảnh hưởng của thủ tục hành chính đến mức độ phức tạp trong thiết kế và hiệu năng, hiệu quả vận hành, sử dụng hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- Cách thức rà soát, đánh giá được thực hiện như sau:

- Rà soát, đánh giá sự phù hợp của nội dung quy định thủ tục hành chính

- Căn cứ vào nội dung quy định của các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính và cách thức phân loại dịch vụ công trực tuyến theo các mức độ, cơ quan, đơn vị chủ trì rà soát tổ chức rà soát, đánh giá, xác định các quy định thủ tục hành chính không phù hợp để triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

- Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá, cơ quan, đơn vị chủ trì rà soát đề xuất các giải pháp thực hiện theo hướng:

+ Xử lý bất cập bằng các giải pháp kỹ thuật và công nghệ trong quá trình thiết kế hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến;

+ Xử lý bất cập thông qua sửa đổi, bổ sung các nội dung quy định thủ tục hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

- Loại thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa thống nhất trong toàn quốc, địa phương không được quy định chi tiết thêm (áp dụng đối với rà soát của Bộ, ngành để đăng ký triển khai hệ thống cung cấp DVCTT trên toàn quốc).

Như vậy, đối với thủ tục hành chính đã được chuẩn hóa thống nhất áp dụng đối với rà soát của Bộ, địa phương không được quy định chi tiết thêm.

Lê Nguyễn Cẩm Nhung

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

87 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}