Mệnh giá chứng khoán theo quy định hiện hành là bao nhiêu? Việc chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện dưới hình thức nào?
Mệnh giá chứng khoán theo quy định hiện hành là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Chứng khoán 2019, mệnh giá chứng khoán được quy định như sau:
Mệnh giá chứng khoán
1. Mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam.
2. Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.
3. Trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.
Như vậy:
- Mệnh giá chứng khoán chào bán trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được ghi bằng Đồng Việt Nam.
- Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán ra công chúng là 10 nghìn đồng. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là 100 nghìn đồng và bội số của 100 nghìn đồng.
- Trường hợp giá chứng khoán của tổ chức phát hành trên hệ thống giao dịch chứng khoán thấp hơn mệnh giá, tổ chức phát hành được chào bán chứng khoán với giá thấp hơn mệnh giá.
Mệnh giá chứng khoán theo quy định hiện hành là bao nhiêu? Việc chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện dưới hình thức nào?
Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Chứng khoán 2019 quy định tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán, tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều kiện thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng
1. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán, tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của Luật này;
b) Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật;
c) Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.
2. Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
Theo đó, để có thể thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thì tổ chức thực hiện bảo lãnh phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của Luật này;
- Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật;
- Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.
Việc chào bán chứng khoán ra công chúng thực hiện dưới hình thức nào?
Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng được quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, bao gồm:
- Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để huy động thêm vốn cho tổ chức phát hành;
- Chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng để trở thành công ty đại chúng thông qua thay đổi cơ cấu sở hữu nhưng không làm tăng vốn điều lệ của tổ chức phát hành;
- Kết hợp hình thức trên
- Chào bán chứng chỉ quỹ lần đầu ra công chúng để thành lập quỹ đầu tư chứng khoán.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, chào bán thêm chứng khoán ra công chúng bao gồm những hình thức sau:
- Công ty đại chúng chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
- Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán chào bán thêm chứng chỉ quỹ ra công chúng để tăng vốn điều lệ của Quỹ đầu tư.
Ngoài hai hình thức chào bán chứng khoán lần đầu và chào bán thêm chứng khoán ra công chúng thì tại khoản 3, khoản 4 Điều 10 Nghị định 155/2020/NĐ-CP còn quy định thêm hai hình thức sau đây:
- Cổ đông công ty đại chúng chào bán cổ phiếu ra công chúng.
- Tổ chức phát hành chào bán trái phiếu và các loại chứng khoán khác ra công chúng.
Trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
Tại khoản 2 Điều 16 Luật Chứng khoán 2019 quy định về những trường hợp không phải chào bán chứng khoán ra công chúng như sau:
- Chào bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách phát hành, trái phiếu chính quyền địa phương;
- Chào bán trái phiếu của tổ chức tài chính quốc tế được Chính phủ Việt Nam chấp thuận;
- Chào bán cổ phiếu ra công chúng để chuyển doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần;
- Việc bán chứng khoán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc việc bán chứng khoán của người quản lý hoặc người được nhận tài sản trong trường hợp phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;