Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh dành cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện? Thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh thế nào?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh mới nhất đối với doanh nghiệp được quy định như thế nào? Thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh như thế nào để đúng quy định pháp luật? Xin cảm ơn!

Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty gồm những thành phần gì?

Theo khoản 2 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp như sau:

“Điều 66. Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
2. Trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, kèm theo thông báo phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh.”

Theo đó, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp sẽ bao gồm:

- Thông báo tạm ngừng kinh doanh

- Nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần hoặc quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh

- Bản sao biên bản họp Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần

Như vậy, tùy vào loại hình doanh nghiệp mà chuẩn bị thành phần hồ sơ phù hợp với quy định pháp luật.

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh mới nhất dành cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện? Tạm ngừng kinh doanh phải thực hiện thủ tục như thế nào?

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh dành cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện? Thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh thế nào?

Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh trong bao lâu?

Theo khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 66. Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đặt trụ sở chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Trường hợp doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.”

Theo đó, doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh không quá 01 năm cho mỗi lần thông báo. Điều này đã mở rộng về khoảng thời gian tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp hơn so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Bởi lẽ, trước đây theo quy định của Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp cũng vẫn tạm ngừng kinh doanh không quá một năm nhưng nếu tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không quá 02 năm.

Nghĩa là doanh nghiệp chỉ tạm ngừng tối đa được 2 năm trong 2 lần liên tiếp. Còn theo quy định tại Nghị 01/2021/NĐ-CP thì không giới hạn số lần tạm ngừng và cùng không giới hạn về khoảng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp.

Như vậy, với quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm nhiều thời gian để cải tổ, nâng cấp bộ máy làm việc cũng như là hệ thống máy móc nhằm trở lại kinh doanh hiệu quả nhất khi đã sẵn sàng.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP cũng quy định doanh nghiệp phải nộp thông báo tạm ngừng kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Thủ tục tạm ngừng kinh doanh thực hiện như thế nào?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ thành phần hồ sơ kể trên thì doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Tại khoản 3, khoản 4 Điều 66 Nghị định 01/2022/NĐ-CP quy định thủ tục thực hiện như sau:

“Điều 66. Đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
3. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
4. Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.”

Mẫu thông báo tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp, chi nhánh hiện nay?

Thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện theo mẫu tại Phụ lục II-19 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT:

Tải mẫu Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp/chi nhánh/văn phòng đại diện: Tại đây.

Lê Nhựt Hào

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

14 lượt xem
Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}