Mẫu sứ điệp mùa chay 2025 của đức thánh cha? Năm 2025 Mùa Chay vào ngày nào? Lễ Tro năm 2025 vào ngày nào?
Mẫu sứ điệp mùa chay 2025 của đức thánh cha? Năm 2025 Mùa Chay vào ngày nào? Lễ Tro năm 2025 vào ngày nào?
Có thể tham khảo mẫu sứ điệp mùa chay 2025 của đức thánh cha, năm 2025 Mùa Chay vào ngày nào, lễ Tro năm 2025 vào ngày nào dưới đây:
Tham khảo mẫu sứ điệp mùa chay 2025 của đức thánh cha như sau:
Mẫu sứ điệp mùa chay 2025 của đức thánh cha
Chúng ta hãy cùng nhau bước đi trong hy vọng Anh chị em thân mến! Chúng ta bắt đầu cuộc hành hương hằng năm của Mùa Chay trong đức tin và đức cậy, bằng nghi thức xức tro sám hối. Giáo hội, là mẹ và là thầy, mời gọi chúng ta mở lòng đón nhận ân sủng của Thiên Chúa để có thể hân hoan mừng Chúa Kitô phục sinh chiến thắng tội lỗi và sự chết, như Thánh Phaolô đã thốt lên: “Tử thần đã bị chôn vùi. Đây giờ chiến thắng! Hỡi tử thần, đâu là chiến thắng của ngươi? Hỡi tử thần, đâu là nọc độc của ngươi?” (1Cr 15,54-55). Thật vậy, Chúa Giêsu Kitô, đã chịu đóng đinh và sống lại, là trung tâm đức tin của chúng ta và là bảo đảm cho niềm hy vọng của chúng ta vào lời hứa trọng đại của Chúa Cha, lời hứa đã được thực hiện nơi Con yêu dấu của Người. Lời hứa đó là: sự sống đời đời (x. Ga 10,28; 17,3).[1] Trong Mùa Chay này, khi chúng ta cùng nhau chia sẻ ân sủng của Năm Thánh, tôi muốn gợi lên vài suy tư về ý nghĩa của việc cùng nhau bước đi trong hy vọng và về lời kêu gọi hoán cải mà Thiên Chúa đã thương xót gửi đến tất cả chúng ta, như là những cá nhân và cộng đoàn. Trước hết là bước đi. Khẩu hiệu của Năm Thánh “Những người hành hương của hy vọng”, gợi nhớ cuộc hành trình dài của dân Israel về Đất Hứa, được thuật lại trong sách Xuất Hành: đó là cuộc hành trình gian nan từ tình trạng nô lệ đến tự do mà Đức Chúa đã muốn cho dân Chúa trải qua và đã hướng dẫn họ. Người là Đấng yêu thương dân Người và luôn trung thành với họ. Có điều chúng ta không thể nghĩ đến cuộc xuất hành trong Kinh Thánh mà không nghĩ đến nhiều anh chị em của chúng ta ngày nay đang trốn chạy khỏi nghèo đói và bạo lực để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho chính mình và cho những người thân yêu của họ. Lời kêu gọi hoán cải đầu tiên xuất phát từ nhận thức rằng tất cả chúng ta đều là những người hành hương trong cuộc sống này; mỗi người chúng ta được mời gọi dừng lại và tự hỏi cuộc sống của chúng ta phản ánh sự thật này như thế nào. Tôi có thực sự đang bước đi hay đang đứng yên, bất động, bị tê liệt vì sợ hãi và tuyệt vọng hay không muốn bước ra khỏi vùng an toàn của mình? Tôi có đang tìm cách thoát khỏi những dịp tội và những hoàn cảnh hạ thấp phẩm giá của tôi không? Trong Mùa Chay, việc đối chiếu cuộc sống hằng ngày của chúng ta với cuộc sống của người di cư hoặc người nước ngoài, là một thực hành rất tốt giúp chúng ta học cách đồng cảm những trải nghiệm của họ và nhờ đó biết được Thiên Chúa muốn chúng ta làm gì để có thể tiến bước vững vàng hơn trên hành trình về nhà Cha. Đây sẽ là một “cuộc xét mình” rất tốt cho tất cả chúng ta, những người lữ hành. Thứ hai, chúng ta hãy bước đi cùng nhau. Giáo hội được kêu mời bước đi cùng nhau, hiệp hành với nhau.[2] Các Kitô hữu được kêu gọi bước đi bên nhau, chứ không bao giờ như những lữ khách đơn độc. Chúa Thánh Thần thúc đẩy chúng ta đừng thu mình lại, nhưng ra khỏi chính mình để đi đến với Chúa và anh chị em.[3] Bước đi cùng nhau có nghĩa là củng cố sự hiệp nhất được đặt nền trên phẩm giá chung của con cái Thiên Chúa (x. Gl 3,26-28); nghĩa là bước đi bên cạnh nhau, không xô đẩy chà đạp người khác, không đố kỵ hay giả tạo, không để ai bị bỏ lại phía sau hay cảm thấy bị loại trừ. Chúng ta hãy cùng đi về một hướng, hướng tới cùng một mục tiêu, quan tâm đến nhau trong tình yêu thương và lòng kiên nhẫn. Trong Mùa Chay này, Thiên Chúa đòi chúng ta duyệt xét đời sống, trong gia đình, tại nơi chúng ta sống và làm việc, chúng ta có khả năng đồng hành với người khác, lắng nghe họ, thắng được cám dỗ khép kín vào chính mình và chỉ quan tâm đến nhu cầu của riêng mình hay không. Trước mặt Chúa, chúng ta hãy tự hỏi liệu chúng ta, là giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân đang phục vụ Vương quốc Thiên Chúa, chúng ta có thể cộng tác với người khác không. Liệu chúng ta có tỏ ra ân cần chào đón, bằng những cử chỉ cụ thể, cả những người ở gần lẫn những người ở xa hay không. Liệu chúng ta có làm cho người khác cảm thấy thuộc về cộng đồng hay giữ khoảng cách với họ.[4] Đó chính là lời kêu gọi hoán cải thứ hai: phải hiệp hành. Thứ ba, chúng ta hãy cùng nhau bước đi trong hy vọng, vì chúng ta được ban cho một lời hứa. Ước gì niềm hy vọng không làm chúng ta thất vọng ấy (x. Rm 5,5), là sứ điệp trọng tâm của Năm Thánh,[5] trở thành điểm quy chiếu cho hành trình Mùa Chay của chúng ta hướng đến chiến thắng Phục Sinh. Như Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI đã dạy trong Thông điệp Spe Salvi, “con người cần đến một tình yêu vô điều kiện. Con người cần đến một sự chắc chắn khiến người ấy nói được: “Cho dầu là sự chết hay sự sống, thiên thần hay ma vương quỷ lực, hiện tại hay tương lai, hoặc bất cứ sức mạnh nào, trời cao hay vực sâu hay bất cứ một loài thọ tạo nào khác, sẽ không có gì tách được chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa thể hiện nơi Đức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta” (Rm 8,38-39).[6] Ðức Kitô là hy vọng của tôi đã phục sinh![7] Người đang sống và hiển trị trong vinh quang. Sự chết đã được biến đổi thành chiến thắng và đức tin cùng hy vọng lớn lao của người Kitô hữu đặt nơi điều này: sự phục sinh của Đức Kitô! Và đây là lời kêu gọi hoán cải thứ ba: đó là lời kêu gọi hy vọng, tin tưởng vào Thiên Chúa và vào lời hứa trọng đại của Người về sự sống vĩnh cửu. Chúng ta phải tự hỏi: Tôi có tin chắc rằng Thiên Chúa tha tội cho tôi không? Hay tôi hành động như thể tôi có thể tự cứu mình? Tôi có khao khát ơn cứu độ và xin Chúa giúp tôi đón nhận ơn cứu độ không? Tôi có sống cụ thể niềm hy vọng giúp tôi giải thích các biến cố trong lịch sử và thúc đẩy tôi dấn thân xây dựng công lý và tình huynh đệ, chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta, và theo cách mà không ai bị loại trừ không? Thưa anh chị em, nhờ tình yêu của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, chúng ta được nâng đỡ trong niềm hy vọng không làm chúng ta thất vọng (x. Rm 5,5). Hy vọng là “chiếc neo chắc chắn và bền vững của tâm hồn”.[8] Hy vọng thúc đẩy Hội Thánh cầu nguyện cho “mọi người được cứu độ” (1 Tm 2,4) và trông đợi Hội Thánh được kết hợp với Đấng Phu Quân là Chúa Kitô, trong vinh quang thiên quốc. Đây là lời cầu nguyện của Thánh Têrêsa Avila: “Trông cậy đi, hồn tôi ơi, hãy trông cậy. Ngươi không biết ngày nào và giờ nào. Hãy chuyên cần tỉnh thức, vì mọi sự chóng qua, chính vì quá nóng lòng nên ngươi hoài nghi điều chắc chắn và cảm thấy thời gian vắn vỏi lại quá dài” (Lời than thở của tâm hồn với Thiên Chúa, 15, 3).[9] Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Hy Vọng, chuyển cầu cho chúng ta và đồng hành với chúng ta trên hành trình Mùa Chay. Roma, Đền thờ thánh Gioan Latêranô, ngày 6 tháng 2 năm 2025, lễ nhớ Thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo. PHANXICÔ |
__________________
[1] X. Thông điệp Dilexit nos (24/10/2024), 220.
[2] X. Bài giảng trong Thánh lễ tuyên thánh cho hai Chân phước Giovanni Battista Scalabrini và Artemide Zatti, 09/10/2022.
[3] X. Nt.
[4] X. Nt.
[5] X. Sắc chỉ Spes non confundit, 1.
[6] Thông điệp Spe salvi (30/11/2007), 26.
[7] X. Ca tiếp liên Chúa nhật Phục Sinh.
[8] X. Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo, 1820.
[9] X. Nt., 1821.
Mùa Chay khởi sự từ thứ Tư Lễ Tro, kéo dài đến Chúa nhật Phục Sinh. Và theo ý nghĩa phụng vụ, Mùa Chay kéo dài 40 ngày, tương đương với 40 ngày Chúa Giêsu ăn chay trong sa mạc.
Mùa Chay năm 2025 bắt đầu vào Thứ Tư Lễ Tro năm 2025 ngày 5/3/2025, và kết thúc trước Thánh lễ Tiệc Ly chiều Thứ Năm Tuần Thánh, ngày 17/4/2025.
*Trên đây là thông tin tham khảo mẫu sứ điệp mùa chay 2025 của đức thánh cha, năm 2025 Mùa Chay vào ngày nào, lễ Tro năm 2025 vào ngày nào!
Mẫu sứ điệp mùa chay 2025 của đức thánh cha? Năm 2025 Mùa Chay vào ngày nào? Lễ Tro năm 2025 vào ngày nào? (Hình ảnh Internet)
Thực hành Lễ Tro một cách ý nghĩa như thế nào?
Dưới đây là những ý nghĩa cơ bản và quan trọng nhất của Mùa Chay:
- Sự chuẩn bị tâm hồn: Mùa Chay là thời gian để chuẩn bị tâm hồn trước Lễ Phục Sinh, sự kiện kỷ niệm Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại. Qua việc ăn chay, cầu nguyện và làm việc thiện, người Công giáo tìm cách làm sạch tâm hồn và tăng cường mối liên kết với Thiên Chúa.
- Sự tự chiêm nghiệm và ăn năn: Mùa Chay là dịp để mỗi người tự chiêm nghiệm về cuộc sống và hành vi của bản thân, nhận ra những điểm yếu, tội lỗi và thiếu sót để từ đó có những hành động ăn năn, sửa chữa.
- Sự chia sẻ và bác ái: Mùa Chay nhấn mạnh vào việc chia sẻ với những người nghèo khó và cần giúp đỡ. Thông qua việc làm từ thiện và giúp đỡ người khác, người Công giáo thể hiện tình yêu thương và lòng bác ái theo gương Chúa Giêsu.
- Sự tái sinh tinh thần: Qua 40 ngày ăn chay và tự luyện, Mùa Chay cũng là thời gian cho sự tái sinh tinh thần, giúp người Công giáo tìm lại được sự trong sáng, tươi mới trong tâm hồn và cuộc sống đức tin.
- Sự kết nối cộng đồng: Mùa Chay cũng là dịp để cộng đồng Công giáo cùng nhau tham gia vào các nghi lễ, buổi cầu nguyện và hoạt động bác ái, từ đó tăng cường sự đoàn kết và hiểu biết lẫn nhau.
- Sự tưởng niệm 40 ngày Chúa Giêsu ở sa mạc: Mùa Chay tượng trưng cho 40 ngày Chúa Giêsu cầu nguyện và ăn chay trong sa mạc trước khi bắt đầu sứ mệnh giảng dạy của mình. Qua việc này, người Công giáo tưởng nhớ và noi gương sự hy sinh và kiên nhẫn của Chúa.
Qua các ý nghĩa này, Mùa Chay không chỉ là một truyền thống tôn giáo mà còn là cơ hội để mỗi người Công giáo tự hoàn thiện bản thân và tăng cường mối quan hệ với Thiên Chúa và cộng đồng.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Như vậy, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
- Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
- Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
- Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];