Mẫu đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái hay và chọn lọc? Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái?

Mẫu đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái hay và chọn lọc? Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái?

Mẫu đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái hay và chọn lọc? Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái?

Tham khảo đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái hay và chọn lọc dưới đây:

Mẫu số 1 - Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái

Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Đó không phải là điều xa vời hay vĩ đại, mà xuất phát từ sự chân thành, từ trái tim biết yêu thương. Đức tính này hiện diện trong cuộc sống thường ngày, được nuôi dưỡng và phát triển qua bao thế hệ. Điển hình nhất có thể thấy trong những đợt thiên tai khắc nghiệt ở miền Trung hay giai đoạn dịch Covid-19 đầy thử thách.

Khi đó, tinh thần "lá lành đùm lá rách" càng được thể hiện rõ nét. Mọi người đồng lòng chung sức, cùng nhau vượt qua khoảng thời gian khó khăn ấy. Nhờ vậy, tình thương được lan tỏa, giúp cuộc sống dần ổn định trở lại. Những người nhận được sự giúp đỡ cũng có thêm động lực, niềm tin để hướng tới tương lai tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn không ít người vô tâm, thờ ơ với cộng đồng. Họ có thể phớt lờ những tình huống cần giúp đỡ, chẳng hạn như không màng tới một vụ tai nạn hay từ chối hỗ trợ người khác khi có thể. Sự ích kỷ này không chỉ làm họ dần cô lập chính mình mà còn đánh mất sự yêu mến từ những người xung quanh. Vì thế, để xã hội ngày càng văn minh, phát triển, mỗi người cần nuôi dưỡng lòng yêu thương và tinh thần sẻ chia. Hãy gìn giữ và tiếp nối truyền thống "tương thân tương ái" quý báu của dân tộc.

Mẫu số 2 - Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái

Nhằm khuyên răn con người sống với nhau bằng tình yêu thương chan hòa, ông cha ta đã đúc kết câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”. Trong xã hội hiện đại, khi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng phát triển, những giá trị tình cảm ấy lại càng cần được trân trọng, đặc biệt là lòng nhân ái. Lòng nhân ái thể hiện qua sự yêu thương giữa con người với con người, là sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu và sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Ở phạm vi rộng hơn, đó còn là tình đồng bào, tinh thần đoàn kết dân tộc. Đây không chỉ là một phẩm chất cao đẹp mà còn là thước đo phản ánh đạo đức, nhân cách của mỗi người.

Lòng nhân ái không phải điều gì quá xa xôi hay khó nắm bắt. Nó hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày, từ những hành động nhỏ bé nhất như cử chỉ, lời nói, sự quan tâm dành cho nhau. Dù giản dị nhưng chính những điều ấy lại khiến trái tim con người trở nên ấm áp hơn. Người có lòng nhân ái là người luôn biết sẻ chia, đồng cảm và sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không mong cầu hồi đáp. Họ không ích kỷ, không toan tính thiệt hơn, mà sống chan hòa, lan tỏa những giá trị tích cực ra cộng đồng. Nhờ có lòng nhân ái, con người gắn kết với nhau bền chặt hơn, tạo nên nền tảng nhân văn vững chắc để xã hội ngày càng phát triển theo hướng tốt đẹp.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn không ít người sống thờ ơ, vô cảm, chỉ biết đến lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến những người xung quanh. Một số khác lại tự cô lập bản thân, xa lánh cộng đồng. Những người này cần thay đổi suy nghĩ và cách sống để tìm thấy ý nghĩa thực sự của cuộc đời. Là thế hệ tương lai của đất nước, mỗi chúng ta hãy biết yêu thương, sẵn sàng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Khi ta trao đi yêu thương, ta cũng sẽ nhận lại yêu thương. Cuộc sống do chính ta làm chủ, hãy trở thành một con người nhân ái, biết yêu thương và lan tỏa điều tốt đẹp đến mọi người.

Mẫu đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái hay và chọn lọc? Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái?

Mẫu đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái hay và chọn lọc? Viết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng nhân ái? (Hình từ Internet)

Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông thế nào?

Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về Chương trình môn Ngữ Văn có nêu rõ đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông như sau:

Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở cấp tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông có tên là Ngữ văn.

Ngữ văn là môn học mang tính công cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngôn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...

Thông qua các văn bản ngôn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, môn Ngữ văn có vai trò to lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.

Nội dung môn Ngữ văn mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hoá, đạo đức, triết học,... liên quan tới nhiều môn học và hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.

Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh ở từng cấp học; được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.

Giai đoạn giáo dục cơ bản: Chương trình được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh ở mỗi cấp học.

Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống và học tập tốt các môn học, hoạt động giáo dục khác; hình thành và phát triển năng lực văn học, một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm để học sinh phát triển về tâm hồn, nhân cách.

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Chương trình củng cố và phát triển các kết quả của giai đoạn giáo dục cơ bản, giúp học sinh nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học, nhất là tiếp nhận văn bản văn học; tăng cường kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận, văn bản thông tin có độ phức tạp hơn về nội dung và kĩ thuật viết; trang bị một số kiến thức lịch sử văn học, lí luận văn học có tác dụng thiết thực đối với việc đọc và viết về văn học; tiếp tục bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, nhân cách để học sinh trở thành người công dân có trách nhiệm.

Ngoài ra, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Quy định cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp như thế nào?

Cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Điều 10 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, cụ thể như sau:

- Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp, trường cao đẳng công lập, tư thục bao gồm:

+ Hội đồng trường đối với trường trung cấp, trường cao đẳng công lập; hội đồng quản trị đối với trường trung cấp, trường cao đẳng tư thục;

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

+ Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Các khoa, bộ môn;

+ Các hội đồng tư vấn;

+ Phân hiệu; tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).

- Cơ cấu tổ chức của trung tâm giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục bao gồm:

+ Giám đốc, phó giám đốc;

+ Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Các tổ bộ môn;

+ Các hội đồng tư vấn;

+ Các đơn vị phục vụ đào tạo; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có).

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}