Mẫu chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội được quy định như thế nào?

Mẫu chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội được quy định như thế nào? - Câu hỏi của bạn Hào (Bình Dương).

Mẫu chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội được quy định như thế nào?

Theo quy định tại Điều 5 Thông 63/2022/TT-BQP về mẫu chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội như sau:

- Mẫu chứng chỉ thực hiện theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 63/2020/TT-BQP, trong đó:

+ Ngôn ngữ được ghi bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

+ Bố cục gồm 04 (bốn) trang, mỗi trang có kích thước 21cm x 14,5 cm.

+ Trang 1 và trang 4 có nền màu đỏ nâu; trang 1 có hình Quốc huy, các chữ in trên trang 1 có màu vàng. Trang 2 và trang 3 có nền màu vàng, hoa văn viền màu vàng cam; hình trống đồng in chìm chính giữa trang 2, hình Khuê Văn Các in chìm chính giữa trang 3; tên chứng chỉ có màu đỏ, các chữ khác có màu đen.

Xem mẫu chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội: Tại đây.


Mẫu chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội được quy định như thế nào?

Phôi chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội có phải có ký hiệu, số hiệu không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 63/2022/TT-BQP về quản lý, sử dụng phôi chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn trong nhà trường Quân đội như sau:

Quản lý, sử dụng phôi chứng chỉ
1. Việc quản lý, sử dụng phôi chứng chỉ phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bảo mật và đăng ký, quản lý theo quy định.
2. Phôi chứng chỉ phải có ký hiệu, số hiệu để quản lý. Ký hiệu là chữ cái in hoa, số hiệu được lập liên tục theo thứ tự số tự nhiên từ nhỏ đến lớn từ khi thực hiện việc in phôi chứng chỉ; đảm bảo phân biệt được ký hiệu đối với các loại phôi văn bằng, chứng chỉ. Mỗi số hiệu chỉ được ghi duy nhất trên một phôi chứng chỉ.
3. Phôi chứng chỉ bị hư hỏng, viết sai, chất lượng không bảo đảm, chưa sử dụng do thay đổi mẫu phôi chứng chỉ thì thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ phải thành lập hội đồng xử lý. Hội đồng xử lý họp, xem xét và lập biên bản hủy bỏ, ghi rõ số lượng, số hiệu, lý do hủy bỏ, tình trạng phôi chứng chỉ trước khi bị hủy bỏ và cách thức hủy bỏ. Biên bản hủy bỏ phải được lưu trữ vào hồ sơ để theo dõi, quản lý.
4. Chứng chỉ viết sai đã được người có thẩm quyền cấp chứng chỉ ký, đóng dấu nhưng phải hủy bỏ thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Trường hợp phôi chứng chỉ nhà trường Quân đội đang quản lý bị mất, bị hủy hoại phải lập biên bản, tổ chức xử lý trách nhiệm theo quy định pháp luật và báo cáo bằng văn bản về Cục Bảo vệ an ninh Quân đội thuộc Tổng cục Chính trị và Cục Nhà trường thuộc Bộ Tổng Tham mưu để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.

Như vậy, phôi chứng chỉ được quy định phải có số hiệu, ký hiệu nhằm mục đích giúp nhà trường Quân đội và các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng quản lý.

Phía nhà trường Quân đội có trách nhiệm như thế nào trong công tác thực hiện cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn?

Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 63/2022/TT-BQP thì cơ quan quản lý nhà trường Quân đội có trách nhiệm trong công tác thực hiện cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn như sau:

- Chỉ đạo, hướng dẫn nhà trường Quân đội thuộc quyền quản lý, sử dụng tem chống giả, phôi chứng chỉ, việc in và cấp chứng chỉ theo quy định.

- Thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng phôi chứng chỉ tại nhà trường Quân đội theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý, sử dụng phôi chứng chỉ và cấp phát chứng chỉ.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 27 Thông tư 63/2022/TT-BQP về trách nhiệm của Giám đốc, hiệu trưởng nhà trường Quân đội như sau:

- Có thẩm quyền ký chứng chỉ; trường hợp nhà trường Quân đội chưa được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc, hiệu trưởng thì người được giao quyền hoặc phụ trách nhà trường Quân đội có thẩm quyền ký chứng chỉ. Bản sao quyết định giao quyền hoặc phụ trách nhà trường Quân đội của người ký chứng chỉ phải được lưu trong hồ sơ cấp chứng chỉ.

- Ban hành quy chế về việc in phôi chứng chỉ, việc bảo quản, bảo mật, sử dụng phôi chứng chỉ, tem chống giả, cấp phát chứng chỉ, trong đó quy định rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân và chế tài xử lý khi để xảy ra vi phạm.

- Cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc; cấp lại chứng chỉ; chỉnh sửa nội dung chứng chỉ; cấp, thu hồi và hủy bỏ chứng chỉ theo quy định tại Thông tư này.

Trường hợp nhà trường Quân đội cấp chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách hoặc có sự điều chỉnh về thẩm quyền thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung chứng chỉ là giám đốc, hiệu trưởng nhà trường Quân đội hoặc người đứng đầu cơ quan đang được giao nhiệm vụ quản lý sổ gốc cấp chứng chỉ.

- Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và pháp luật của Nhà nước về việc quản lý, sử dụng phôi chứng chỉ, tem chống giả, in, cấp chứng chỉ.

- Bảo đảm tính chính xác, chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ và trong sổ gốc cấp chứng chỉ.

- Đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phòng chống cháy nổ để bảo quản phôi chứng chỉ và hồ sơ cấp, quản lý chứng chỉ.

- Kiểm tra việc quản lý, sử dụng phôi chứng chỉ và cấp chứng chỉ trong nhà trường thuộc quyền quản lý.

- Xác minh tính xác thực của chứng chỉ khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, báo cáo số lượng chứng chỉ đã sử dụng và số chứng chỉ đã cấp trong năm về Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Nhà trường).

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}