Mẫu biên bản giao nhận kết luận giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế theo Thông tư 03 2025?

Mẫu biên bản giao nhận kết luận giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế theo Thông tư 03 2025?

Mẫu biên bản giao nhận kết luận giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế theo Thông tư 03 2025?

Biên bản giao nhận kết luận giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế được thực hiện theo mẫu được quy định tại Phụ lục III Thông tư 03/2025/TT-BYT như sau:

Tải về Mẫu biên bản giao nhận kết luận giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế

Trên đây là mẫu biên bản giao nhận kết luận giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế.

Mẫu biên bản giao nhận kết luận giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế theo Thông tư 03 2025?

Mẫu biên bản giao nhận kết luận giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế theo Thông tư 03 2025?

Hồ sơ giám định tư pháp theo vụ việc được lập, bảo quản, lưu trữ thế nào?

Việc lập, bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp theo vụ việc được quy định tại Điều 14 Thông tư 03/2025/TT-BYT như sau:

- Hồ sơ giám định tư pháp theo vụ việc thuộc nhóm Hồ sơ giải quyết các vụ việc trong hoạt động quản lý chuyên môn nghiệp vụ được lập, bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp, quy định pháp luật về văn thư, lưu trữ và quy định của cơ quan, đơn vị thực hiện giám định.

- Hội đồng giám định có trách nhiệm lập hồ sơ giám định bao gồm các tài liệu chính sau đây:

+ Quyết định trưng cầu giám định, văn bản yêu cầu giám định và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu và đồ vật, mẫu vật (nếu có);

+ Quyết định thành lập Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc;

+ Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu và đồ vật, mẫu vật; biên bản mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu và đồ vật, mẫu vật (nếu có);

+ Kế hoạch giám định;

+ Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;

+ Kết luận giám định;

+ Biên bản giao nhận kết luận giám định; Biên bản giao nhận hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu và đồ vật, mẫu vật (nếu có):

+ Tài liệu khác liên quan đến việc giám định (nếu có).

- Sau khi kết thúc vụ việc giám định hoàn thành việc giám định, Hội đồng giám định có trách nhiệm bàn giao hồ sơ giám định cho cơ quan, tổ chức, đơn vị chủ quản lưu giữ và bảo quản theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 03/2025/TT-BYT

Hồ sơ giám định của Hội đồng giám định tư pháp theo vụ việc do Bộ Y tế quyết định thành lập được bàn giao cho đơn vị có thành viên là Chủ tịch Hội đồng. Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp có trách nhiệm bảo quản, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ và theo quy định của Bộ Y tế.

- Hồ sơ giám định tư pháp theo vụ việc có thể được khai thác, sử dụng như sau:

+ Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận bàn giao hồ sơ giám định tư pháp quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 03/2025/TT-BYT có trách nhiệm xuất trình hồ sơ giám định khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

+ Hồ sơ Giám định tư pháp được xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự.

+ Người đã thực hiện giám định được khai thác, sử dụng hồ sơ giám định tư pháp để phục vụ việc tham gia hoạt động tố tụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người yêu cầu giám định.

+ Trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Việc tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp, yêu cầu giám định tư pháp theo vụ việc được quy định ra sao?

Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 03/2025/TT-BYT quy định về tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp, yêu cầu giám định tư pháp theo vụ việc như sau:

- Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc tại Bộ Y tế:

Bộ Y tế tiếp nhận và thực hiện việc giám định lần đầu, giám định bổ sung, giám định lại và giám định lại lần thứ hai theo trưng cầu giám định tư pháp của người trưng cầu giám định ở cấp Trung ương.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của người trưng cầu giám định, Thanh tra Bộ phối hợp với các đơn vị chuyên môn liên quan tham mưu đề xuất với Bộ Y tế cụ thể việc tiếp nhận hoặc từ chối thực hiện giám định.

- Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc tại Sở Y tế:

Sở Y tế tiếp nhận và thực hiện việc giám định lần đầu, giám định bổ sung, giám định lại theo trưng cầu giám định tư pháp của người trưng cầu giám định ở cấp địa phương hoặc theo trưng cầu giám định tư pháp của người trưng cầu giám định ở cấp Trung ương trong trường hợp vụ việc xảy ra tại chính địa phương đó. Giám đốc Sở Y tế giao cho 01 bộ phận chuyên môn thuộc Sở Y tế tham mưu việc tiếp nhận trưng cầu giám định thuộc thẩm quyền.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được quyết định của người trưng cầu giám định, Sở Y tế có trách nhiệm xem xét việc tiếp nhận hoặc từ chối thực hiện giám định.

- Tiếp nhận trưng cầu giám định tư pháp, yêu cầu giám định tư pháp theo vụ việc ở các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc:

Các tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tiếp nhận và thực hiện việc giám định lần đầu, giám định bổ sung, giám định lại theo trưng cầu giám định tư pháp hoặc theo yêu cầu giám định tư pháp.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định hoặc văn bản yêu cầu giám định, Thủ trưởng của tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có trách nhiệm xem xét việc tiếp nhận hoặc từ chối trưng cầu giám định, yêu cầu giám định.

*Thông tư 03/2025/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 01/3/2025.

LawNet

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}