Mẫu bài viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2? Em hãy viết đoạn văn kể về một trò chơi lớp 2?
Mẫu bài viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2? Em hãy viết đoạn văn kể về một trò chơi lớp 2?
Tham khảo mẫu bài viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2, em hãy viết đoạn văn kể về một trò chơi lớp 2 dưới đây:
MẪU 01 - Viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2
Giờ ra chơi, em thường cùng các bạn chơi nhảy vòng số tám. Một sợi dây thừng dài gần 4 mét quay đều bởi hai bạn nam cao to, rồi chúng em sẽ lần lượt nhảy vào. Đội nào sau khi các thành viên vào dây và nhảy được nhiều vòng nhất thì sẽ dành chiến thắng. Mỗi lần có thêm người chạy vào dây, chúng em và khán giả đều trầm trồ khen ngợi khiến không khí thêm rộn ràng, háo hức. |
MẪU 02 - Viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2
Cuối giờ học, em ở lại chơi đá cầu với các bạn. Chúng em có ba người, xếp thành ba góc để chuyền cầu cho nhau. Lúc đầu chúng em chỉ chuyền cầu qua lại bình thường, nhưng sau đó lần lượt thách đố nhau bằng cách đá cầu ngược, đỡ cầu bằng ngực… Nhờ vậy mà trò chơi đã trở nên thú vị hơn rất nhiều. |
MẪU 03 - Viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2
Trong giờ thể dục, em và các bạn trong lớp đã được chơi trò mèo đuổi chuột rất vui. Cả lớp xếp thành vòng tròn, mỗi bạn đứng cách nhau một sải tay để bạn mèo và chuột đuổi nhau vòng quanh. Bạn chuột sẽ được chọn ngẫu nhiên một bạn mèo bằng cách vỗ vai, rồi bỏ chạy thật nhanh hết một vòng tròn rồi ngồi vào chỗ của bạn mèo ban đầu là sẽ chiến thắng. Cứ thế, trò chơi đã khiến cả lớp chúng em vừa được rèn luyện sức khỏe, vừa được có những khoảnh khắc cười đùa vui sướng. |
MẪU 04 - Viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2
Trong giờ tiếng Anh, cô giáo đã cho cả lớp em chơi trò chơi Nhanh tay nhanh mắt. Cô chiếu lên màn hình ti vi một loạt các chữ cái xếp thành các hàng ngang đều tăm tắp, và yêu cầu chúng em nối các từ theo hàng ngang, hàng dọc và hàng chéo thành từ có nghĩa. Trò chơi này vừa giúp ôn tập vốn từ vựng, lại đem đến cho chúng em những khoảnh khắc vui nhộn, nên bạn nào cũng hào hứng và thích thú. |
MẪU 05 - Viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2
Nghỉ giao lao, em và các bạn ra sân chơi trò bịt mắt bắt dê. Sau khi oẳn tù tì thì sẽ chọn ra một bạn đóng vai người bắt dê, các bạn còn lại thì đóng vai dê. Người bắt dê sẽ dùng khăn quàng đỏ để bịt mắt lại, sau đó dựa vào âm thanh của các bạn dê phát ra mà tìm cách bắt được chú dê đó, rồi hoán đổi vai trò cho nhau. Trò chơi tuy đơn giản vậy thôi, nhưng chúng em ai cũng chơi rất vui và hào hứng, mãi vẫn không thấy chán. |
MẪU 06 - Viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2
Trong giờ thể dục, thầy giáo tổ chức cho chúng em chơi trò chạy vượt chướng ngại vật. Chướng ngại vật được xếp là ba bạn học sinh đứng trên đường chạy, tìm cách ngăn cản người chạy. Khi trò chơi diễn ra, những cảnh các bạn tìm cách ngăn cản đối phương chạy qua khiến cả lớp cười òa lên vì quá hài hước. Nhờ trò chơi thú vị của thầy, mà chúng em vừa được rèn luyện sức khỏe, vừa được vui chơi giải trí. |
MẪU 07 - Viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2
Sau giờ học, em thường ở lại thêm 15 phút để chơi đá cầu với các bạn. Chúng em xếp thành hình tam giác, rồi chuyền cầu qua lại nhịp nhàng. Khi thì đỡ cầu bằng ngực, lúc lại bằng đầu gối, bằng má bàn chân. Những pha cầu được đỡ một cách hiểm hóc, suýt soát sẽ được mọi người trầm trồ khen ngợi. Chơi đá cầu vừa giúp chúng em thân thiết với nhau hơn, vừa giúp rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai nên ai cũng thích chơi. |
MẪU 08 - Viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2
Vào ngày hội thể thao ở trường, em đã đăng kí tham gia chơi trò cướp cờ. Em cùng ba bạn khác trong lớp xếp thành một đội và đánh số thứ tự từ một đến bốn. Theo hiệu lệnh của trọng tài, khi đọc đến số nào, thì những người đánh số đó của các đội sẽ lao về phía trước để cướp cờ. Nhờ có lợi thế nhanh nhẹn, mà em đã nhiều lần thành công ghi điểm cho đội mình. Tuy cuối cùng lớp em không dành được giải nhất, nhưng em vẫn rất vui vì đã cùng các bạn chơi hết mình. |
MẪU 09 - Viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2
Vào giờ ra chơi, em thích nhất là chơi trò đuổi bắt với các bạn thân của mình. Sau dùng trò kéo búa bao để quyết định người chạy và người đuổi thì chúng em sẽ bắt đầu chơi. Sau khi người chạy rời khỏi vạch xuất phát mười giây, người đuổi sẽ chạy theo, làm sao chạm được vào người chạy trước là được. Khi người chạy bị chạm vào thì sẽ trở thành người đuổi, cứ thế, chúng em rượt đuổi nhau trên sân trường rất vui vẻ suốt giờ ra chơi. |
MẪU 10 - Viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2
Giờ ra chơi, em thường chơi bắn bi với các bạn ở góc sân trường. Chúng em mỗi người có một hộp bi nhỏ nhiều màu sắc để cùng chơi với nhau. Luật chơi thì mỗi hôm chúng em sẽ lại thay đổi một chút sao cho thật là thú vị. Cảm giác tập trung để bắn trúng một viên bi ở xa, và cả sự phấn khởi khi vừa bắn được một đường bi khó khiến me rất vui. Hôm nào sau khi chơi xong, em cũng cảm thấy rất vui và thích thú. |
*Trên đây là thông tin tham khảo mẫu bài viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2, em hãy viết đoạn văn kể về một trò chơi lớp 2!
Mẫu bài viết 3 đến 4 câu kể về một trò chơi em đã tham gia ở trường lớp 2? Em hãy viết đoạn văn kể về một trò chơi lớp 2? (Hình ảnh Internet)
Đánh giá học sinh lớp 2 qua những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nội dung và phương pháp đánh giá
1. Nội dung đánh giá
a) Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
b) Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
- Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Những năng lực cốt lõi:
+) Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+) Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
2. Phương pháp đánh giá
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Như vậy, đánh giá học sinh lớp 2 sẽ qua những nội dung sau:
- Đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi như sau:
+ Những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
+ Những năng lực cốt lõi:
++ Những năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo;
++ Những năng lực đặc thù: ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.
Học sinh tiểu học có những quyền gì?
Căn cứ Điều 34 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, quy định về nhiệm vụ của học sinh tiểu học như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];