Maket Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 như thế nào? Mẫu maket Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 ra sao?
Maket Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024? Mẫu maket Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 ra sao?
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 diễn ra vào 18 tháng 11. Đây là dịp để tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp và ghi nhận, biểu dương các cá nhân, hộ gia đình tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước ở cộng đồng dân cư.
Theo văn bản hướng dẫn tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tỉnh, thành thì Maket Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 trang trí nơi tổ chức phần Lễ của Ngày hội đối với địa bàn dân cư (do Ban Công tác Mặt trận chủ trì) như sau:
(Biểu trưng của Mặt trận Tổ quốc VN) NGÀY HỘI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC Khu dân cư (hoặc liên khu dân cư)……. xã (phường, thị trấn)…. .......Ngày….. tháng…. năm 2024 |
Maket Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 như thế nào? Mẫu maket Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 ra sao?
Hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Cao Bằng vừa ban hành Hướng dẫn 03/HD-MTTQ-BTT năm 2024 tại đây về việc hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024.
- Tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết
(1) Thời gian
Hoạt động tổ chức Ngày hội được diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 01/11/2024 đến hết ngày 18/11/2024.
(2) Hình thức và chủ trì tổ chức Ngày hội
- Hình thức tổ chức: Ngày hội được tổ chức chủ yếu ở địa bản khu dân cư. Tùy theo điều kiện của mỗi địa phương có thể lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp. - Chủ trì tổ chức Ngày hội:
+ Tổ chức tại khu dân cư: Do Ban Công tác Mặt trận chủ trì.
+ Tổ chức theo hình thức liên khu dân cư: Do Ban Công tác Mặt trận (nơi đăng cai tổ chức Ngày hội) chủ trì và phối hợp các Ban Công tác Mặt trận khác tham gia thực hiện.
(3) Thành phần tham gia Ngày hội
- Mời toàn thể Nhân dân hoặc đại diện các hộ gia đình ở khu dân cư, liên khu dân cư; cán bộ, đảng viên, người lao động; các tổ chức, cá nhân đang sinh sống, học tập, công tác trên địa bàn; con em quê hương đang công tác, làm ăn xa quê về tham gia Ngày hội.
- Mời các đồng chí lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức đoàn thể tại địa phương.
- Mời các vị Uỷ viên Uỷ ban MTTQ Việt Nam tham dự Ngày hội tại địa phương, nơi cư trú hoặc địa bàn khác theo ý kiến đề xuất.
- Vận động cán bộ, công chức, người lao động thuộc cơ quan Uỷ ban MTTQ Việt Nam các cấp, các đoàn viên, hội viên của các tổ chức thành viên chủ động về dự Ngày hội với Nhân dân tại quê hương hoặc nơi cư trú.
- Đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo... trên địa bàn.
- Hình thức trang trí
+ Treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu trên địa bàn khu dân cư và địa điểm tổ chức Ngày hội.
+ Ma két trang trí nơi tổ chức phần Lễ của Ngày hội
Đối với địa bàn dân cư (do Ban Công tác Mặt trận chủ trì):
(4) Chương trình Ngày hội * Phần Lễ (khoảng 90 phút) gồm:
(1) Văn nghệ chào mừng.
(2) Chào cờ.
(3) Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
(4) Ôn truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các thời kỳ; báo cáo khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết quả phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở cộng đồng dân cư năm 2024; phương hướng trọng tâm năm tới.
(5) Các đại biểu trao đổi, thảo luận.
(6) Chủ trì phát biểu tiếp thu và giải trình (nếu có).
(7) Thông qua các quyết định biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong xây dựng cộng đồng dân cư. Công bố kết quả Gia đình văn hóa năm 2024.
(8) Mời lãnh đạo cấp trên phát biểu, tặng quà (nếu có).
(9) Phát động Nhân dân ở cộng đồng dân cư hưởng ứng, thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, đặc biệt là Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, Phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước”; và các phong trào, các cuộc vận động của các tổ chức thành viên, qua đó tạo động lực để xây dựng và phát triển khu dân cư an toàn, lành mạnh, văn minh, giàu đẹp.
(10) Phát biểu cảm ơn và kết thúc buổi Lễ.
* Phần Hội
- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống của địa phương; các hình thức “Dân vũ”, “Vũ điệu kết đoàn”, hoạt động dưỡng sinh ngoài trời... nhằm thu hút sự tham gia của Nhân dân trên địa bàn. Chú trọng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi địa phương trong Ngày hội. (Tuỳ vào tình hình thực tế của địa phương để tổ chức cho phụ hợp, có thể tổ chức trước hoặc sau phần Lễ)
- Tùy từng điều kiện của khu dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức... có thể tổ chức “Bữa cơm đại đoàn kết” cho phù hợp.
- Khuyến khích các địa phương có sáng kiến, đổi mới tổ chức phần Hội đảm bảo vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của mỗi địa phương.
Xem hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 chi tiết của một số tỉnh:
Tỉnh | Văn bản hướng dẫn tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 chi tiết |
Bình Định | |
Bắc Kạn | |
Thanh Hóa | |
Hà Giang | |
Quảng Ngãi | |
Phú Yên | |
Nam Định | |
Quảng Ninh |
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 quy định về phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
Phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc
1. Tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc; tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.
2. Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân.
3. Phát huy tính tích cực của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo để thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Kết nạp, phát triển thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
5. Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
6. Thông qua các hoạt động khác liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Như vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc theo 06 phương thức gồm:
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc; tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.
- Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân.
- Phát huy tính tích cực của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo để thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Kết nạp, phát triển thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thông qua các hoạt động khác liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;