Danh sách nhân sự Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 như thế nào?
Danh sách nhân sự Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa 13 nhiệm kỳ 2023 - 2028 ra sao?
Ngày 3/12, tại phiên bế mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (nhiệm kỳ 2023 - 2028), Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Thái Thu Xương báo cáo kết quả phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII.
Theo đó, tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành đã bầu Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII, các Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII.
Danh sách trúng cử như sau:
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028)
Ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII.
Các Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028):
(1) Ông Phan Văn Anh, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII
(2) Ông Ngọ Duy Hiểu, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII
(3) Bà Thái Thu Xương, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII
(4) Ông Huỳnh Thanh Xuân, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII
(5) Ông Nguyễn Xuân Hùng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch khóa XII, Chánh Văn phòng Tổng Liên đoàn
Danh sách 28 Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII (nhiệm kỳ 2023 - 2028):
(1) Ông Phan Văn Anh, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII
(2) Ông Nguyễn Ngọc Ân, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam
(3) Ông Phan Văn Bản, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII, Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam
(4) Ông Tống Văn Băng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Đảng đoàn, Trưởng Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn
(7) Ông Nguyễn Minh Dũng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII, Trưởng Ban Tài chính Tổng Liên đoàn
(5) Nguyễn Đình Đức, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII, Trưởng ban Công đoàn Quốc phòng
(6) Ông Vũ Anh Đức, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Tôn Đức Thắng
(8) Bà Trần Thị Thanh Hà, Ủy viên Đoàn Chủ tịch khóa XII, Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng Liên đoàn
(9) Ông Nguyễn Ngọc Hiển, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII, Tổng Biên tập Báo Lao động
(10) Ông Ngọ Duy Hiểu, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII
(11) Ông Nguyễn Xuân Hùng, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII, Chánh Văn phòng Tổng Liên đoàn
(12) Bà Vũ Thị Giáng Hương, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Trưởng Ban Tuyên giáo Tổng Liên đoàn
(13) Ông Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII
(14) Bà Nguyễn Thị Kim Liên, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế tỉnh Tây Ninh
(15) Bà Phan Thị Thúy Linh, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng
(16) Bà Nguyễn Kim Loan, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương
(17) Ông Lê Văn Nghĩa, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII, Trưởng Ban Quản lý dự án thiết chế Công đoàn
(18) Ông Đinh Ngọc Quý, Ủy viên Thường trực Ủy ban Xã hội của Quốc hội
(19) Ông Võ Mạnh Sơn, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hóa
(20) Ông Phạm Quang Thanh, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hà Nội
(21) Ông Tô Xuân Thao, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh
(22) Ông Nguyễn Đức Thịnh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng Liên đoàn
(23) Bà Trần Thị Diệu Thúy, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP HCM
(24) Ông Nguyễn Anh Tuân, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hải Phòng
(25) Bà Đỗ Hồng Vân, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII, Trưởng Ban Nữ công Tổng Liên đoàn
(26) Ông Huỳnh Thanh Xuân, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII
(27) Ông Lê Thanh Xuân, Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam
(28) Bà Thái Thu Xương, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Ủy viên Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn khóa XII.
Nguồn: Báo Chính phủ
Danh sách nhân sự Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028 như thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam được quy định như thế nào?
Tại Điều 23 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam như sau:
- Quyết định chương trình, nội dung hoạt động của công đoàn nhằm thực hiện nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam và các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các cấp công đoàn. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận công đoàn, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn.
- Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động và chính sách, pháp luật khác có liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật; tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học về lao động, công đoàn, an toàn, vệ sinh lao động; tham gia các ủy ban, hội đồng, ban chỉ đạo quốc gia về các vấn đề có liên quan đến người lao động.
- Phối hợp với các cơ quan của Đảng, cơ quan của Nhà nước, doanh nghiệp, trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở trung ương tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tiến hành giám sát, phản biện xã hội và các hoạt động xã hội trong đoàn viên và người lao động.
- Quyết định phương hướng, biện pháp về công tác tổ chức, cán bộ; xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn chức danh cán bộ công đoàn; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đối với cán bộ chuyên trách công đoàn theo phân cấp quản lý.
- Hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ đoàn viên và người lao động, các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch của công đoàn các cấp.
- Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế theo đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
- Thực hiện quyền, trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản; hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý tài chính, tài sản và các hoạt động kinh tế công đoàn; thông qua quyết toán, dự toán tài chính công đoàn hằng năm theo quy định của pháp luật Nhà nước.
Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp hiện nay được quy định như thế nào?
Tại Điều 7 Điều lệ Công đoàn Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định về hệ thống tổ chức công đoàn các cấp như sau:
- Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).
- Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.
- Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:
+ Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cấp huyện).
+ Công đoàn ngành địa phương.
+ Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp).
+ Công đoàn tổng công ty
+ Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.
- Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở)
LawNet
- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn
- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;
- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;
- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;