Liên thông thư viện theo những nguyên tắc nào? Liên thông thư viện bao gồm các nội dung như thế nào?

Tôi muốn hỏi liên thông thư viện theo các nguyên tắc nào? - câu hỏi của chị Nhụy Cơ (Bình Dương)

Liên thông thư viện là gì? Liên thông thư viện theo các nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Thư viện 2019 quy định liên thông thư viện như sau:

7. Liên thông thư viện là hoạt động liên kết, hợp tác giữa các thư viện nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện, kết quả xử lý tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện.

Theo như quy định trên, liên thông thư viện là hoạt động liên kết, hợp tác giữa các thư viện nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thông tin, tiện ích thư viện, kết quả xử lý tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin thư viện và dịch vụ thư viện.

Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 93/2020/NĐ-CP quy định các nguyên tắc liên thông thư viên như sau:

- Bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và tổ chức, cá nhân cho hoạt động thư viện.

- Đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện của người sử dụng.

- Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, hợp tác có thỏa thuận và có sự phân công, phối hợp giữa các thư viện.

- Chia sẻ, liên kết các cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.

- Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định của pháp luật có liên quan.

- Bảo đảm quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin liên thông đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy chế liên thông.

Liên thông thư viện theo các nguyên tắc nào? Liên thông thư viện bao gồm các nội dung nào?

Liên thông thư viện theo các nguyên tắc nào? Liên thông thư viện bao gồm các nội dung nào?

Liên thông thư viện bao gồm các nội dung nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Thư viện 2019 quy định các nội dung liên thông tư viện bao gồm:

- Hợp tác trong việc bổ sung, mua, thu thập tài nguyên thông tin dùng chung và hợp tác trong xây dựng mục lục liên hợp;

- Chia sẻ, sử dụng chung tài nguyên thông tin giữa các thư viện; chia sẻ kết quả xử lý tài nguyên thông tin và sản phẩm thông tin thư viện;

- Liên kết tổ chức dịch vụ thư viện phục vụ người sử dụng thư viện.

Phương thức và cơ chế liên thông thư viện ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Thư viện 2019 và khoản 3 Điều 29 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:

Liên thông thư viện
....
2. Liên thông thư viện thực hiện theo các phương thức sau đây:
a) Liên thông theo khu vực địa lý;
b) Liên thông theo nhóm thư viện có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ tương đồng;
c) Liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin;
d) Liên thông giữa các loại thư viện.
3. Liên thông thư viện thực hiện theo cơ chế sau đây:
a) Thư viện được Nhà nước ưu tiên đầu tư làm nòng cốt trong xây dựng, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện;
b) Hợp tác trong việc bổ sung, mua quyền truy cập và chia sẻ tài nguyên thông tin nước ngoài, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của Nhà nước và xã hội;
c) Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước phải được liên thông, chia sẻ giữa các thư viện.

Theo như quy định trên, phương thức và cơ chế liên thông thư viện được quy định như sau:

Đối với phương thức liên thông thư viện

- Liên thông theo khu vực địa lý;

- Liên thông theo nhóm thư viện có chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ tương đồng;

- Liên thông theo lĩnh vực, nội dung tài nguyên thông tin;

- Liên thông giữa các loại thư viện.

Đối với cơ chế liên thông thư viện

- Thư viện được Nhà nước ưu tiên đầu tư làm nòng cốt trong xây dựng, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện;

- Hợp tác trong việc bổ sung, mua quyền truy cập và chia sẻ tài nguyên thông tin nước ngoài, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của Nhà nước và xã hội;

- Tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước phải được liên thông, chia sẻ giữa các thư viện.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý thư viện có trách nhiệm như thế nào trong liên thông thư viện?

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật Thư viện 2019 quy định như sau:

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý thư viện
1. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động thư viện, phát triển tài nguyên thông tin và phát triển văn hóa đọc.
2. Sử dụng hiệu quả nguồn lực đầu tư cho thư viện.
3. Tạo điều kiện cho người làm công tác thư viện được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
4. Thực hiện chế độ thống kê, thông tin, báo cáo hoạt động thư viện với cơ quan, tổ chức thành lập thư viện và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
5. Tổ chức thực hiện liên thông thư viện với phương thức thích hợp.

Theo như quy định trên cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý thư viện có trách nhiệm tổ chức thực hiện liên thông thư viện với phương thức thích hợp.

Nguyễn Hạnh Phương Trâm

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Căn cứ pháp lý
Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}